Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân (P3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 3)

 

Câu 1: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?

  • A. Tham gia tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
  • B. Tham gia tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự.
  • C. Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ở địa phương.
  • D. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
  • B. Là nhân tố duy nhất gây mất trật tự an toàn xã hội.
  • C. Có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.
  • D. Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng
  • B. Phát hiện việc khai thác cát trái phép
  • C. Nhận quyết định điều chuyển công tác
  • D. Phải kê khai tài sản cá nhân

Câu 4: Nếu phát hiện có hành vi chống phá Nhà nước, cách mạng trên một diễn đàn mỗi người dân cần phải ứng xử như thế nào?

  • A. Mặc kệ các thông tin thất thiệt đó vì dù sao thông tin đó cũng không ảnh hưởng đến mình
  • B. Không hùa theo thông tin sai lệch, yêu cầu người đăng tải các thông tin sai cần xóa bài và thực hiện các hành động đính chính thích đáng
  • C. Yêu cầu người đăng thông tin sai lệch cần phải gỡ bỏ các thông tin sai sự thật
  • D. Dùng các lời lẽ khó nghe để miệt thị người đã tung các thông tin sai lệch

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh
  • B. Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản và cao quý của công dân
  • C. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất
  • D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân

Câu 6: Trong trường hợp sau, bà M đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

Bà M được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 300 mđất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 300 m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà M đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

  • A. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
  • B. Rự mình tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
  • C. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính
  • D. Uỷ quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 7: Chị V là người dân tộc thiểu số, chị luôn có mong ước được gửi gắm tâm nguyện của người dân tộc thiểu số đến với Quốc hội, là người đại diện của huyện mình được phát biểu lên các tâm nguyện của mọi người. Chị N tham gia ứng cử để có cơ hội trở thành Đại biểu Quốc hội. Người dân trong làng thấy chị làm như vậy thì chê cười nói rằng người dân tộc thiểu số sẽ có rất ít cơ hội được trở thành Đại biểu Quốc hội. Theo em suy nghĩ của mọi người như vậy là đúng hay sai?

  • A. Suy nghĩ của mọi người là sai vì chỉ cần đáp ứng đủ các yêu cầu đã đặt ra của luật bầu cử và ứng cử công dân không phân biệt tầng lớp đều có thể tham gia ứng cử
  • B. Suy nghĩ của mọi người là đúng vì ngoài kia còn rất nhiều các ứng cử viên có điều kiện tốt hơn chị V nên cơ hội của chị là rất ít
  • C. Suy nghĩ của mọi người là đúng vì việc ứng cử không hề đơn giản như chị V nghĩ
  • D. Suy nghĩ của mọi người là sai vì ai cũng có thể ứng cử

Câu 8: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

  • A. Hành động yêu nước
  • B. Hành động khiêu khích chính quyền
  • C. Phá hoại nhà nước
  • D. Bảo vệ nhà nước

Câu 9: Theo em, ý kiến sau đây là đúng hay sai “Công dân đến tuổi chỉ cần tham gia nghĩa vụ quân sự nếu thật sự muốn tham gia”?

  • A. Ý kiến trên là sai vì công dân sẽ bị mất hết quyền nếu không tham gia nghĩa vụ quân sự
  • B. Ý kiến trên là sai vì đó là quyền và nghĩa vụ của công dân với Tổ quốc nên công dân cần nghiêm chỉnh thực hiện
  • C. Ý kiến trên là đúng vì nếu công dân không muốn tham gia thì tinh thần rèn luyện trong quân ngũ sẽ không đảm bảo
  • D. Ý kiến trên là đúng vì đó là quyền tự do của mỗi cá nhân không ai ép buộc

Câu 10: Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây?

  • A. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại để tố cáo vu khống
  • B. Không bảo vệ người khiếu nại tố cáo
  • C. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân
  • D. Xử lí và truy tố tất cả các trường hợp khiếu nại tố cáo

Câu 11: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Chị G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương
  • B. Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn
  • C. Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn
  • D. Bà K không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn

Câu 12: Cô có giao việc làm nhóm cho cả lớp nhưng bạn T luôn lấy lí do nhà bận việc và không tham gia làm việc chung cùng cả nhóm. Em sẽ làm gì để bạn T có thể nhận ra được trách nhiệm của mình với nhóm?

  • A. Tất cả các đáp án trên đều đúng
  • B. Họp nhóm và nêu ra việc làm của bạn T như vậy là không đúng, T phải có trách nhiệm hơn với nhóm mình
  • C. Kể về chuyện của bạn T cho cả lớp cùng biết
  • D. Mách cô giáo về việc của bạn T

Câu 13: Nhận định nào sau đây là sai “Nhân dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt …”?

  • A. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
  • B. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp
  • C. Trình trạng pháp lí
  • D. Giới tính, dân tộc, tôn giáo

Câu 14: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Chị G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.
  • B. Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
  • C. Bà K không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.
  • D. Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.

Câu 15: Người trong độ tuổi nào dưới đây được đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

  • A. Người đủ 16 tuổi trở lên
  • B. Người đủ 20 tuổi trở lên
  • C. Người đủ 21 tuổi trở lên
  • D. Người đủ 18 tuổi trở lên

Câu 16: Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?

  • A. Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri
  • B. Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri
  • C. Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử
  • D. Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh

Câu 17: Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Phải thi hành án chung thân.
  • B. Chuẩn bị được đặc xá.
  • C. Đang chấp hành hình phạt tù.
  • D. Đang bị tạm giữ, tạm giam.

Câu 18: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là thực hiện quyền:

  • A. Tố cáo
  • B. Khiếu nại
  • C. Truy cứu
  • D. Xét xử

Câu 19: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?

  • A. Du lịch khám phá các nền văn hóa của các nước khác
  • B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
  • C. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội
  • D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội

Câu 20: Khi thực hiện quyền bầu cử, công dân được quyền:

  • A. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật
  • B. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước
  • C. Sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri
  • D. Tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật

Câu 21: Anh B là Chi cục trưởng Chi cục X chở chị H là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô. Trên đường đi, anh B đã vượt đèn đỏ nên bị anh M là cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Vào thời điểm anh M lập biên bản và ra quyết định xử phạt anh B; cách đó không xa, anh D là tài xế xe taxi bị hành khách trên xe là anh C khống chế, dùng dao đâm vào bụng. Sau khi thoát khỏi xe và kêu cứu, anh D ngã gục xuống đường, lợi dụng lúc này, anh C bỏ chạy. Anh M nhờ người đưa anh D đi cấp cứu còn mình thì truy đuổi anh C. Thấy trong quyết định xử phạt anh B có ghi thêm lỗi đi sai làn đường dù anh B không vi phạm, chị H đã đưa sự việc lên mạng xã hội. Không ngờ hành động của chị H khiến việc anh B bị xử phạt lan truyền rộng rãi dẫn đến uy tín của anh B bị ảnh hưởng. Bức xúc, anh B đã tạo tình huống để chị H mắc lỗi nghiêm trọng rồi dựa vào đó thực hiện quy trình kỉ luật và chị H đã phải nhận quyết định buộc thôi việc. Những ai sau đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo?

  • A. Chị H và anh D.
  • B. Anh B, anh D và chị H.
  • C. Anh M, anh B và anh C.
  • D. Chị H và anh B.

Câu 22: Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền dân chủ.
  • B. Quyền tự do.
  • C. Quyền lập hội.
  • D. Quyền bình đẳng.

Câu 23: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Phải kê khai tài sản cá nhân.
  • B. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng.
  • C. Nhận quyết định điều chuyển công tác.
  • D. Phát hiện việc khai thác cát trái phép.

Câu 24: Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Lan truyền bí mật quốc gia.
  • B. Tham gia hiến máu nhân đạo.
  • C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

Câu 25: Công dân có nghĩa vụ gì khi tham gia bầu cử, ứng cử?

  • A. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.
  • B. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.
  • C. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.
  • D. Trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.