Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 1: Canh tranh, cung cầu trong nền kinh tế thị trường

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập chủ đề 1: Canh tranh, cung cầu trong nền kinh tế thị trường - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG – CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

 

Câu 1: Cạnh tranh mang lại những vai trò nào trong trường hợp sau đây “Hãng bánh H mới tung ra thị trường một loại bánh mới chất lượng được cải tiến vượt bậc cùng giá thành vô cùng cạnh tranh”?

  • A. Người tiêu chịu tác động tiêu cực do các hãng bánh cạnh tranh khốc liệt với nhau
  • B. Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế
  • C. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn hàng đắt đỏ
  • D. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với nguồn sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành phải chăng

Câu 2: Một doanh nghiệp sẽ như thế nào nếu sản phẩm sản xuất ra của họ luôn có lượng cầu thấp?

  • A. Không có đủ nguồn hàng đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cung ứng
  • B. Sản phẩm của doanh nghiệp đó làm ra sẽ tăng giá
  • C. Sản phẩm làm ra của doanh nghiệp đó giá sẽ giảm, có thể dẫn đến thua lỗ nếu sản phẩm tồn kho quá nhiều
  • D. Đạt được nhiều lợi nhuận khi bán được hàng ở giá cao

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?

  • A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh
  • B. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất
  • C. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế
  • D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau

Câu 4: Sau ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện tại số hộ nuôi lợn ở xã M còn lại rất ít, vì thế nên con giống lợn con vì thế cũng giảm theo, đến khi thị trường thịt lớn lại tăng trưởng trở lại khiến cho các hộ gia đình lại tiếp tục tái đàn, nhưng do số lượng lợn giống còn lại khá hạn chế nên giá cả cũng rất đắt đỏ. Theo em, việc người chăn nuôi ở thời điểm hiện tại có nên tái đàn ồ ạt không?

  • A. Các hộ gia đình nên tái đàn và nuôi lợn lớn thật nhanh để có thể năm bắt được mức giá đắt như hiện tại
  • B. Các hộ gia đình không nên tái đàn ồ ạt vì nếu tái đàn ồ ạt có thể là cho tình trạng cung vượt cầu thì sẽ dẫn đến việc giá thành thịt lợn thành phẩm sẽ bị trượt giá sâu
  • C. Việc tái đàn ở thời điểm giá lợn đang tăng cao sẽ mang đến nhiều nguồn thu nhập cho người dân
  • D. Việc các hộ chăn nuôi tái đàn là không  cần thiết vì nếu tái đàn số tiền bỏ ra mua con giống sẽ rất đắt đỏ

Câu 5: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định được gọi là:

  • A. Giá cả
  • B. Cung
  • C. Cầu
  • D. Giá trị

Câu 6: Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để:

  • A. Được lợi ích từ hoạt động trao đổi trên thị trường
  • B. Mua được hàng hóa đắt hơn, chất lượng tốt hơn
  • C. Giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
  • D. Mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn

Câu 7: Công ty H kinh doanh mặt hàng gốm sứ nhưng do mới vào ngành nên chưa có nhiều khách hàng biết đến tên tuổi của công ty H. Công ty H có đăng tải các quảng cáo về sản phẩm mình, trong các quảng cáo của công ty luôn đề cao chất lượng sản phẩm của công ty mình và đem một số sản phẩm vô danh nhưng lại gắn mác của công ty đối thủ để làm căn cứ so sánh nhằm mục đích đẩy cao danh tiếng cho sản phẩm của công ty, hạ thấp sản phẩm của đối thủ. Em có suy nghĩ như thế nào về hành vi cạnh tranh của công ty H?

  • A. Những hành động của công ty H không làm khách hàng có thiện cảm về sản phẩm của công ty do công ty mới thành lập
  • B. Hành động của công ty H đáng được những công ty mới thành lập học tập để nâng cao danh tiếng cho công ty của mình
  • C. Hành động quảng cáo về sản phẩm của công ty H là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh
  • D. Công ty H đã áp dụng rất chuẩn mực các biện pháp để đưa tên tuổi của sản phẩm công ty mình lên cao

Câu 8: Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

  • A. Chính sách của nhà nước.
  • B. Trình độ công nghệ sản xuất.
  • C. Số lượng người tham gia cung ứng.
  • D. Thu nhập của người tiêu dùng.

Câu 9: Vì sao nhà nước phải đưa ra phương pháp và chính sách để bình ổn thị trường?

  • A. Giúp cho cho cung và cầu không bị đẩy lên quá cao
  • B. Ép cho cầu phải hạ xuống
  • C. Để giá cả của mặt hàng, dịch vụ không bị đẩy lên quá cao
  • D. Để khuyến khích cung tăng trưởng mạnh

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  • A. Cạnh tranh lành mạnh là tìm được cách làm cho đối thủ của mình không có chỗ đứng trên thị trường
  • B. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có nền kinh tế thị trường phát triển
  • C. Muốn cạnh tranh lành mạnh trước hết, cần phải tôn trọng đối thủ
  • D. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó

Câu 11: Theo em, cầu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

  • A. Số lượng người tham gia cung ứng
  • B. Giá cả của các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ
  • C. Kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh
  • D. Sở thích của người tiêu dùng

Câu 12: Điềm từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định”

  • A. Cung
  • B. Giá trị
  • C. Giá cả
  • D. Cầu

Câu 13: Cung – cầu có quan hệ như thế nào trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Cung và cầu là hai phạm trù không liên quan tới nhau
  • B. Chỉ có cung tác động lên cầu
  • C. Chỉ có các yếu tố của cầu tác động lên cung
  • D. Cung và cầu có quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau

Câu 14: Việc nắm bắt được tình hình của thị trường sẽ đem đến lợi ích gì cho nhà sản xuất?

  • A. Tạo ra nguồn hàng ổn định cung ứng ra thị trường
  • B. Có được nguồn khách hàng tiềm năng
  • C. Sản xuất ra quá nhiều hàng hóa, làm lượng hàng tồn kho quá nhiều
  • D. Có thể duy trì và thay đổi thích hợp để đạt được lợi nhuận tối đa, tránh được các thua lỗ không đáng có

Câu 15: Theo em, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa như thế nào?

  • A. Các hành động giúp đỡ nhau cùng đạt được mục tiêu chung
  • B. Là hành vi dùng địa vị của mình để uy hiếp một thế lực nhỏ bé để nhằm mục đích chiếm đoạt đi các nguồn lợi về kinh tế
  • C. Là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được mục đích mà mình muốn có được
  • D. Là hành vi thực hiện tất cả vì mục tiêu chung của cả tập thể không quan tâm đến bản thân mình

Câu 16: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Xâm phạm bí mật kinh doanh
  • B. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc
  • C. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao
  • D. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa

Câu 17: “Doanh nghiệp của anh H tổ chức các đợt tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên định kì”, theo em cạnh tranh có vai trò như thế nào trong trường hợp trên?

  • A. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
  • B. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại để có thể đạt được tiến độ sản xuất
  • C. Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động
  • D. Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?

  • A. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
  • B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
  • C. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
  • D. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.

Câu 19: Với đam mê với nghề làm bánh từ nhỏ, chị D mơ ước sẽ trở mở được một cửa hàng bánh ngọt cho riêng mình. Chị D đã tham gia các khóa học bồi dưỡng về cách làm bánh, vốn có tư duy sáng tạo nên chị D đã học tập và tạo được ra những mẫu bánh rất đặc biệt. Việc khó khăn nhất ở thời điểm hiện tại của chị chính là nắm bắt được thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Chị D có tìm đọc rất nhiều thông tin trên các trang thông tin chia sẻ kinh nghiệm về nghề làm bánh. Theo em, làm thế nào để chị D có thể tạo ra được những tác phẩm bánh đặc trưng cho riêng quán của mình và thu hút được khách biết đến quán bánh?

  • A. Chị D có thể làm những mẫu bánh mà mình đã được học trong quá trình đi bồi dưỡng học nghề. Để mọi người có thể biết tới quán bánh của mình, chi D có thể nhờ những người thân quen giới thiệu cho bạn bè của họ
  • B. Chị D có thể tạo ra các mẫu bánh chỉ mang đặc trưng riêng của quán và chỉ phát triển duy nhất những loại bánh đó để tạo điểm khác biệt với các cửa hàng bánh ngọt khác. Để quán bánh của mình được nhiều người biết tới chị D có thể đi phát tờ rơi quảng cáo về quán bánh của mình
  • C. Chị D có thể tạo nên các mẫu bánh bằng chính sự sáng tạo của mình ngoài ra có thể làm thêm các mẫu bánh theo sự yêu cầu của khách hàng. Để mọi người biết đến nhiều hơn tới tiệm bánh, chị D có thể tạo cho tiệm một trang cá nhân hoặc một trang web để có thể tiếp cận được gần hơn với khách hàng.
  • D. Chị D có thể làm theo các mẫu bánh đang nổi trên thị trường hiện nay, để thu hút được nhiều người quan tâm

Câu 20: Cửa hàng ăn vặt tại cổng trường của hộ ông H, những tháng gần đây buôn bán rất tốt do món khoai tây chiên của quán ông bà được rất nhiều các em học sinh thích và đón nhận. Theo em, sắp tới ông H sẽ có dự định gì cho cửa hàng của mình?

  • A. Hộ ông H sẽ thu hẹp lại quy mô kinh doanh của nhà mình
  • B. Hộ gia đình của ông H sẽ thêm vào một số món ăn khác trong thực đơn của quán
  • C. Gia đình ông H sẽ thay đổi món khoai tây chiên trong thực đơn của quán
  • D. Hộ gia đình của ông H sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình

Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.
  • B. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
  • C. Không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
  • D. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.

  • A. Cạnh tranh không lành mạnh.
  • B. Văn hóa tiêu dùng.
  • C. Đạo đức kinh doanh.
  • D. Cạnh tranh lành mạnh.

Câu 23: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Vào thời điểm gần Tết Trung thu năm 2022, thị trường bánh trung thu trở nên sôi động. Nhu cầu đa dạng về chủng loại, mẫu mã bánh trung thu và xu thế tăng giá bán là những yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất tập trung nguồn lực cho sản phẩm này. Ngoài số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo với dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất lớn chuyển sang làm bánh trung thu theo thời vụ, nhiều cơ sở sản xuất theo kiểu thủ công, qui mô nhỏ hơn, như các hộ cá thể trong các làng nghề truyền thống cũng gia nhập thị trường.

Lượng cung bánh Trung thu cho thị trường ở nước ta năm 2022 không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

  • A. Chính sách của nhà nước.
  • B. Giá bán sản phẩm.
  • C. Trình độ công nghệ sản xuất.
  • D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Câu 24: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh lành mạnh?

 - Trường hợp 1. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp B luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.

 - Trường hợp 2. Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp C quyết định bán phá giá sản phẩm của mình với giá thành thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

 - Trường hợp 3. Công ty T tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

 - Trường hợp 4. Tổng công ty may H đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

  • A. Doanh nghiệp B (trong trường hợp 1).
  • B. Công ty H (trong trường hợp 4).
  • C. Doanh nghiệp C (trong trường hợp 2).
  • D. Công ty T (trong trường hợp 3).

Câu 25: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?

  • A. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế.
  • B. Giá cả hàng hóa, dịch vụ.
  • C. Thu nhập của người tiêu dùng.
  • D. Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.