Câu 1: ? Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-
B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Tây Nguyên.
Câu 2: Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?
- A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Tây Nguyên.
Câu 3: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác?
-
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Có mật độ dân số cao.
-
B. Người dân có kinh nghiệm.
- C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản.
- D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Tây Nguyên?
- A. Có mật độ dân số cao.
- B. Công nghệ chế biến phát triển mạnh.
-
C. Có nhiều dân tộc ít người.
- D. Điều kiện giao thông rất khó khăn.
Câu 6: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sống Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là
- A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.
- B. Đều có nhiều vũng vịnh thuận lơi cho nuôi trồng thủy sản..
-
C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.
- D. Có mùa đông lạnh.
Câu 7: Các vùng nông nghiệp đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long đều có
A. Nhiều đất phèn, đất mặn.
-
B. Trình độ tham canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.
- C. Thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy hải sản.
- D. Điều kiện giao thông vận tải không thuận lợi.
Câu 8: Các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông hồng đều có
- A. Mật độ dân số cao.
- B. Trình độ thâm canh cao.
-
C. Mùa đông lạnh.
- D. Thế mạnh về các cây chè, hồi.
Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta
- A. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.
- B. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- C. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp.
-
D. Khai thác hợp lí hơn sự đa dạng của điều kiện tự nhiên.
Câu 10: Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành
- A. vùng sản xuất lâm sản.
- B. vùng sản xuất nông sản.
-
C. vùng sản xuất hàng hóa
- D. vùng sản xuất thủy sản.
Câu 11: Vùng nông nghiệp là vùng
-
A. có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp.
- B. có sự tương đồng về điều kiện sinh thái công nghiệp.
- C. có sự tương đồng về điều kiện xã hội nông nghiệp.
- D. có sự tương đồng về điều kiện xã hội công nghiệp.
Câu 12: Hiện nay có bao nhiêu vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta được hình thành?
- A. 5
- B. 6
-
C. 7
- D. 8
Câu 13: Điều kiện sinh thái của vùng nông nghiệp Trung du miền núi Bắc Bộ là
-
A. Địa hình đồi núi, đất feralit
- B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.
- C. Địa hình phân hóa.
- D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.
Câu 14: Điều kiện sinh thái của đồng bằng sông Hồng là
- A. Địa hình đồi núi, đất feralit
-
B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.
- C. Địa hình phân hóa.
- D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.
Câu 15: Điều kiện sinh thái của vùng Bắc Trung Bộ là
- A. Địa hình đồi núi, đất feralit
- B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.
-
C. Địa hình phân hóa.
- D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.
Câu 16: Điều kiện sinh thái của Đông Nam Bộ là
- A. Địa hình đồi núi, đất feralit
- B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.
- C. Địa hình phân hóa.
-
D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.
Câu 17: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu trang trại?
-
A. 23 771
- B. 23 772
- C. 23 773
- D. 23 774
Câu 18: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu trang trại trông trọt?
- A. 6513
-
B. 6514
- C. 6515
- D. 6516
Câu 19: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu trang trại nuôi trồng thủy sản?
- A. 2811
- B. 2812
-
C. 2813
- D.2814
Câu 20: Trang trại là hình thức
-
A. tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.
- B. tổ chức sản xuất trong công nghiệp.
- C. tổ chức khai thác trong nông nghiệp.
- D. tổ chức khai thác trong công nghiệp.