Giáo án PTNL bài Ôn tập văn học (học kì I)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Ôn tập văn học (học kì I). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 45-46

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

ÔN TẬP VĂN HỌC (Học kì I)

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa của giai đoạn VH-Nêu được  chủ đề, những thành tựu  của các thể loại qua các chặng đường phát triển.

b/ Thông hiểu:Ảnh hưởng của  hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến  sự phát triển của văn học.Những đóng góp nổi bật của giai đoạn văn học từ đầu XX đến 8-1945. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế

c/Vận dụng thấp: Lấy được những dẫn chứng để chứng minh.

d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về  hoàn cảnh lịch sử xã hội ra  để lí giải nội dung,nghệ thuật của tác phẩm văn học.

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn học sử

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử

c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc

  1. Nội dung trọng tâm

<strong>1. Kiến thức</strong>

 - Những đặc điểm cơ bản làm nên diện mạo và bản chất một nền văn học mới.

  1. Kĩ năng

Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới.

  1. Thái độ: giáo dục lòng yêu nước , nền văn học dân tộc.
  2. Định hướng hình thành phát triển năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến  giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giai đoạn văn học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học của giai đoạn này 

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các bộ phận văn học, xu hướng văn học giai đoạn này;

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

III. Chuẩn bị

1.Giáo viên: Soạn giáo án - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo- Sưu tầm tranh, ảnh về VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ:

Chứng minh rằng “ tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này?

  1. Tổ chức dạy và học bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)

Hoạt động của Thầy và trò

-     GV giao nhiệm vụ:

+Trình chiếu tranh ảnh các tác giả tiêu biểu Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đoán các tác giả, tác phẩm;

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Như vậy là chúng ta đã thực hiện nội dung đọc hiểu Văn bản Ngữ văn 11 HKI giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945, nhất là phần văn xuôi hiện đại. Hôm nay, chúng ta ôn lại văn học giai đoạn này để khắc sâu kiến thức.

 

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 70  phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian: 30 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Gv yêu cầu HS dựa vào câu hỏi SGK để ôn tập

 GV: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hoá thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính  của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó.

 

Gv yêu cầu hs lấy ví dụ làm rõ các xu hướng phát triển khác nhau của văn học.

 

Hs trình bày, gv yêu cầu hs khác nhận xét sau đó chốt lại những nội dung chính.

 

Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và mau lẹ của văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8- 1945.

 

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

* Văn học nô dịch, phản động, chống lại nhân dân, cam tâm làm tay sai cho Pháp, chống lại các phong trào yêu nước, cách mạng..

* Văn học lãng mạn:

- Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi cá nhân, bất hoà với thực tại, tìm đến

 thế  giới tình yêu quá khứ, nội tâm, tôn giáo.

- Thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, làm cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, thêm yêu quê hương đất nước..

- Hạn chế: ít gắn với đời sông chính trị văn hoá, sa vào đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan..

- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thơ Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu..Văn xuôi: Hoàng ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân..

* Văn học hiện thực:

- Phản ánh hiện thực khách quan: Đó là xã hội thuộc địa bất công, tố cáo lên án tầng lớp thống trị, phơi bày tình cảnh khốn khổ của nhân dânlao động, trí thức nghèo..Có giá trị nhân đạo sâu sắc.

- Hạn chế: Chưa thấy rõ tiền đồ của nhân dân lao động và tương lai của dân tộc.

- Tác giả tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao..

*Ở bộ phận văn học bất hợp pháp.

- Văn học yêu nước cách mạng do các sĩ phu yêu nước, các cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng..

- Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng.

- Tác giả: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu..

*Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá phức tạp.

- Do sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật.

- Do sự phức tạp của tình hình xã hội, chính trị, tư tưởng…

I. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX_-> 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng trong quá trình phát triển.

1. Ở bộ phận công khai, có các xu hướng chính.

* Văn học nô dịch, phản động, chống lại nhân dân, cam tâm làm tay sai cho Pháp, chống lại các phong trào yêu nước, cách mạng..

* Văn học lãng mạn:

- Đóng góp:

- Hạn chế:

- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

* Văn học hiện thực:

- Đóng góp:

- Hạn chế:

- Tác giả tiêu biểu:

*Ở bộ phận văn học bất hợp pháp.

- Đóng góp:

- Hạn chế:

- Tác giả tiêu biểu:

*Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá phức tạp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Văn học phát triển với tốc độ hết sức mau lẹ, phi thường.

 

* Thao tác 1 :

Gv chia 3 nhóm , mỗi nhóm tìm hiểu một truyện, chuẩn bị thành dàn ý , trình bày.

Cả lớp nhận xét- gv chốt lại những nội dung chính.

Nhóm 1: Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào trong tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng.

GV yêu cầu hs phân tích những yếu tố trung đại còn tồn tại trong Cha con nghĩa nặng.

Cha con nghĩa nặng: Còn chú ý nhiều đến sự kiện, chi tiết. Tâm lí nhân vật sơ sài, thể hiện còn đơn giản. Kể chuyện hoàn toàn theo thời gian, sự việc.Ngôi kể thứ 3, xen những lời bình luận còn vụng về, thiên nhiên còn chưa gắn bó, hài hoà với nhân vật.

Nhóm 2: Phân tích tình huống trong các truyện ngắn “ Vi hành”( Nguyễn Ái Quốc) Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan) Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Chí Phèo (Nam Cao).

GV đặt thêm một số câu hỏi phụ gợi mở cho hs.

Tình huống truyện là gì? Vai trò của tình huống đối với tác phẩm tự sự?

Hs thảo luận trình bày- hs nhận xét gv chốt lại nội dung chính.

Nhóm 3: Nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) Chí Phèo (Nam Cao)

Nhóm 4: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

HS đại diện nhóm trình bày:

* Nhóm 1

- Tiểu thuyết trung đại:

      + Chữ Hán, chữ Nôm

      + Chú ý đến sự việc, chi tiết.

      + Cốt truyện đơn tuyến.

      + Cách kể theo trình tự thời gian.

      + Tâm lí, tâm trạng nhân vật sơ lược.

      + Ngôi kể thứ 3.

      + Kết cấu chương hồi.

- Tiểu thuyết hiện đại;

      + Chữ quốc ngữ.

      + Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật.

      + Cốt truyện phức tạp, đa tuyến.

      + Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển của tâm lí, tâm trạng nhân vật.

      + Tâm trạng, tâm lí nhân vật phức tạp.

      + Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể.

      + Kết cấu chương đoạn.

* Nhóm 2

* Tình huống là các quan hệ, những hoàn cảnh, những nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện. Sáng tạo tình huống đặc sắc là vấn đề then chốt của nghệ thuật viết truyện.

- Vi hành: tình huống nhầm lẫn.

- Tinh thần thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thực chất tốt đẹp và tai hoạ. Bắt buộc dân xem đá bóng, dân trốn chạy, thoái thác.

- Chữ người tử tù: tình huống éo le, tử tù sắp bị tử hình- người cho chữ, quản ngục- người xin chữ. Cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.

- Chí Phèo: Tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sông lương thiện và không được làm người lương thiện.

* Nhóm 3

- Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tác giả chủ yếu đi sâu vào tâm trạng và cảm giác của nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tinh tế..

- Chữ người tử tù: Cốt truyện đơn giản, Tạo tình huống éo le. Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ kể, tả vừa cổ kính, vừa hiện đại, rất tạo hình.

- Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, li kì. Cách kể, tả linh hoạt, biến hoá. Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật..

* Nhóm 4

- Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm của nhân dân nhưng không lên án, không cho rằng Vũ Như Tô và Đan Thiềm là người có tội.

- Mâu thuẫn thứ hai chưa được giải quyết dứt khoát bởi đó là mâu thuẫn đã mang tính quy luật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ sĩ và xã hội-> cách giải quyết thoả đáng, tối ưu.

* Thao tác 2 :

GV: Nêu và bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?

Gợi ý cụ thể:

-Đặc trưng bản chất của nghệ thuật sáng tạo văn chương là gì?

- Phân biệt nghệ thuật sáng tạo văn chương và công việc kĩ thuật ( những người thợ khéo tay)

- Làm thế nào để khơi nguồn chưa ai khơi, sáng tạo ra những gì chưa có?

Vấn đề thiên chức và khó khăn của người nghệ sĩ chân chính? Chứng minh bằng sáng tác của Nam Cao.

Hs trình bày cá nhân:

- Công việc của người thợ thường là sao chép theo mẫu tạo ra những sản phẩm giống nhau hàng loạt. Còn việc sáng tạo của ngưởi nghệ sĩ khác hẳn: sản phẩm  của anh ta là sản phẩm  tinh thần, tư duy, tâm hồn. Là tạo ra cái mới. Mỗi tác phẩm của nhà văn là tác phẩm  duy nhất, không lặp lại.

- Muốn vậy, nhà văn phải có năng lực tư duy,có óc sáng tạo dồi dào, có ý chí và nỗ lực tìm kiếm cái mới.

- Đây là quan điểm không mới nhưng được phát biểu chân thành, diễn đạt hay và lại được kiểm chứng bằng chính tác phẩm của Nam Cao.

II. Phân biệt sự khác nhau giữa tiểu thuyết trung đại và hiện đại.

- Tiểu thuyết trung đại:

     

- Tiểu thuyết hiện đại;

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tình huống truyện trong các tác phẩm: Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí phèo.

* Tình huống truyện :

- Vi hành:

- Tinh thần thể dục:

- Chữ người tử tù:

- Chí Phèo:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Nét đặc sắc trong nghệ thuật của các truyện: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo.

- Hai đứa trẻ:

- Chữ người tử tù:

- Chí Phèo:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triễn khai và giải quyết mâu thuẩn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

- Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất :

- Mâu thuẫn thứ hai :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI.  Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 3  phút)

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Câu hỏi 1: Tác phẩm nào sau đây được xếp vào loại truyện ngắn trữ tình ?
a. Chữ người tử tù
b. Cha con nghĩa nặng
c. Tinh thần thể dục
d. Hai đứa trẻ

Câu hỏi 2: Tác phẩm nào ra đời giai đoạn 1900-1945 nhưng còn mang nhiều yếu tố của tiểu thuyết trung đại?
a. Vi hành
b. Chí Phèo
c. Cha con nghĩa nặng

d. Chữ người tử tù

 Câu hỏi 3: Tác phẩm /.../ là một vở kịch lịch sử có quy mô hoành tráng?
a. Số đỏ
b. Rô-mê-ô và Giu-li-ét
c. Vũ Như Tô

d. Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vũ Như Tô

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

ĐÁP ÁN

[1]='d'

[2]='c'

[3]='c'

 

 

& 4.VẬN DỤNG ( 5  phút)

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Tàu đỗ, cặp trai gái bước xuống, mắt cứ liếc nhìn trộm tôi, và tôi thì buồn cười quá, bỗng đâm ra nghĩ, và nghĩ đến cô. Tôi như còn trông thấy cái ngày mà cô với tôi, đôi chúng ta, như đôi chim ấy thôi, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu, nghe bác kể chuyện cổ tích. Tôi nhớ chuyện vua Thuấn, vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. Lại nhớ chuyện vua Pie nước Nga đi làm thợ và đến làm việc ở các công trường nước Anh. Bên những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay, còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lý do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.”

           (“Vi hành”- Trích “Những bức thư gửi cô em họ”- Nguyễn Ái Quốc)

1. Hãy nêu nội dung chính của văn bản ?

2. Văn bản trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó là gì?

3. Xác định giọng điệu thể hiện qua văn bản? Qua giọng điệu đó, tác giả bộc lộ tâm trạng gì?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

1/Nội dung chính của văn bản: Nhân vật tôi bộc lộ cảm xúc khi nhớ về quê hương, xứ sở, liên tưởng đến những vị vua đã từng vi hành đích thực, gắn bó với đời sống của nhân dân.

2/Văn bản trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập giữa vua Thuấn,vua Pie nước Nga  đi vi hành đích thực với những ông hoàng, ông chúa cũng vi hành nhưng vì những lý do không cao thượng. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó: Nhắc lại những tấm gương vi hành cao cả, người viết ngầm so sánh, đối lập với hành động mờ ám, tăm tối, ăn chơi đàng điếm nhằm vạch trần bộ mặt kệch cỡm, giả dối, bán dân hại nước của vua Khải Định.

3. Giọng điệu thể hiện qua văn bản: gồm có giọng văn trữ tình ( giọng chủ đạo) và giọng trào phúng ( ở cuối văn bản).

Qua giọng điệu đó, tác giả bộc lộ có nỗi xúc động sâu sắc của người xa xứ nhớ về quê hương, kỷ niệm, gia đình, đất nước thoáng hiện trong lòng người tha hương, có lòng ưu ái khôn nguôi trong tâm hồn một người yêu nước. Ở đó có cả sự cay đắng của nỗi niềm mất nước, của danh dự quốc thể vì thân phận nô lệ và bị kỳ thị chủng tộc.

& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2  phút)

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ sơ đồ tư duy bài Ôn tập

+ Lập bảng theo các đề mục: tác giả, tác phẩm ( đoạn trích), Nội dung, nghệ thuật

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

-     Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap

-     Lên khung, lập bảng, ghi ngắn gọn những kiến thức cơ bản.

  1. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

 1.HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài

 2.Gv chốt lại: - Về mặt xã hội 

                     - Về mặt văn hoá

                     - Tác giả tác phẩm tiêu biểu

- Chuẩn bị bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I;

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ

 -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài

 -Gv chốt lại: nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến.

- Chuẩn bị bài: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.