Giáo án PTNL bài Hạnh phúc của một tang gia

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Hạnh phúc của một tang gia. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 38-39

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

                                                                                                  -Vũ Trọng Phụng-

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Nêu được hoàn cảnh lịch sử xã hội , chủ đề, phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng qua tác phẩm;

b/ Thông hiểu: Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

c/Vận dụng thấp: Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng.

d/Vận dụng cao:lí giải thành công nội dung,nghệ thuật của đoạn trích

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về tác phẩm văn xuôi

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi.

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi.

c/Hình thành nhân cách: có thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.

  1. Nội dung trọng tâm

<strong>1. Kiến thức</strong>

 - Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.

- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.

  1. Kĩ năng

Đọc – hiểu văn bản tự sự theo bút pháp trào phúng.

  1. Thái độ:

Học sinh nhận thức được thế nào là sự lố lăng đồi bại, giả dối và lên án chúng.

  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực

-Năng lực giải quyết vấn đề: lí giải vấn đề đời sống được thể hiện qua tác phẩm sự lên án những nghịch lí, lố lăng của xã hội giao thời;

-Năng lực sáng tạo: học sinh xác định và hiểu được những ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận nhóm.

- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.

- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học-tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng; biết lên án cái xấu, biết hướng thiện..

III. Chuẩn bị

1.Giáo viên: Soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo- Sưu tầm tranh, ảnh về nhà văn Vũ Trọng Phụng, phim Số đỏ...

2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích hình tượng Huấn Cao ?

- Vì sao nói Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có ?

  1. Tổ chức dạy và học bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

 - Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5p 

Hoạt động của Thầy và trò

-   GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+ Chuẩn bị bảng lắp ghép

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Xã hội tư sản thành thị Việt Nam nhữngnăm 30 thế kỉ XX thực chất là một XH thực dân nửa phong kiến thuộc địa đầy bất công, giả đối, nhố nhăng với những phong trào Âu hóa, vui vẻ trẻ trung do bọn thực dân Pháp khở xướng, một XH chó đểu, khốn nạn đáng khinh bỉ, lên án và tố cao. Vũ Trọng Phụng đã làm việc đó bằng vũ khí sở trường của mình, tiếng cười tự trào phúng qua tiểu thuyết trào phúng lừng danh Số đỏ

 

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 70  phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

 

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả.

+ GV: Tóm tắt ý chính trong Tiểu dẫn, trình bày hiểu biết về nhà văn?

+ GV:  Nhấn mạnh những điểm chính.

       GV tích hợp kiến thức Lịch sử để làm sáng tỏ bối cảnh lịch sử Việt Nam 30 đầu thế kỉ XX, đó là xã hội giao thời thực dân nửa phong kiến mà nhà văn đã sống và căm phẫn vô cùng.

 

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tác phẩm Số đỏ, vị trí đoạn trích.

+ GV: Tóm tắt tác phẩm theo đoạn cuối mục Tiểu dẫn?

+ GV:  Nhấn mạnh lại những giá trị chính về nội dung và nghệ thuật.

+ GV: Nêu vị trí đoạn trích?

 

+ GV: Yêu cầu học sinh đọc vài đoạn tiêu biểu, kết hợp với việc kể lại tác phẩm.

+ GV: Yêu cầu đọc đúng giọng: hóm hỉnh, cười cợt, khách quan.

+ GV: Định hướng:

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

 

+ HS: Đọc xong vài đoạn tiêu biểu, kể lại và nêu bố cục.

 

I. Tìm hiểu chung:

  1.  Tác giả.

 

- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), quê Hưng Yên, sống chủ yếu ở Hà Nội.

- Nổi tiếng ở hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Cạm bẫy người….

 

 

 

 

2.  Tác phẩm Số đỏ:

 

- Tóm tắt: SGK

- Giá trị: phản ánh hiện thực, phê phán xã hội thượng lưu thành thị ở VN trước 1945, đặc biệt là những trào lưu Âu hóa, văn minh rởm đời lố lăng.

- Bố cục:

 + Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Tuyết vậy”: niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời.

 + Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu.

 + Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt.

 

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

- Em có suy nghĩ gì về nhan đề đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia?

- Hạnh phúc: Niềm vui, sự sung sướng

HS trả lời cá nhân:

-  Nhà có tang  mà lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc

→ Hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu.    

- Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn:

Con cháu của đại gia đình này thật sung sướng khi cụ cố tổ chết

→ Tình huống trào phúng chủ yếu của toàn bộ chương truyện.

 

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

 

Nhóm 1: Niềm vui chung cho cả gia đình cụ cố Tổ thể hiện như thế nào?

Nhóm 2: Thái độ của từng thành viên trong gia đình cụ cố Hồng khi cụ Tổ chết(Cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán, Xuân tóc đỏ)?

Nhóm 3: Cái chết của cụ Tổ còn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những ai nữa ? Tại sao họ lại hạnh phúc khi cụ Tổ chết?

 

Nhóm 4: Tác giả muốn nói gì với bạn đọc thông qua cách miêu tả thái độ của các thành viên trong và ngoài gia đình cụ cố Hồng?

* Nhóm 1 trình bày:

“cụ cố tổ chết- cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa”

=> Một gia đình đại bất hiếu.

 

* Nhóm 2

a/ Cụ cố Hồng: “ mơ màng đến cái lúc lão mặc đồ xô gai, chống gậy ho khạc...” để được thiên hạ khen.

à đứa con bất hiếu, háo danh.

b/ Vợ chồng Văn Minhmừng vì di chúc sẽ được thực hiện, những mođen đám tang sẽ được tung ra.

à hám của, hám lợi.

c/ Tuyết: được dịp ăn mặc thời trang, khoe khoang.

à Cơ hội để chưng diện, khoe khoang sự hư hỏng

d/ Cậu tú Tân: sướng vì được dùng máy ảnh mới, khoe tài chụp hình.

à là dịp để giải trí, khoe tài chụp ảnh.

e/ Ông Phán mọc sừng:  vui vì được chia món tiền to, tính chuyện làm ăn với Xuân.

à Được chia một phần tiền vì “đôi sừng” của mình

- Xuân Tóc Đỏ:“Ông già ... thêm to ... dám nhận”

à Danh giá và uy tính của Xuân càng cao thêm

=> Cả nhà đều sung sướng đến bất hiếu mà quên đi đạo lí thông thường của dân tộc.

* Nhóm 3

- Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min Toa “ sung sướng cực điểm” vì đang thất nghiệp được thuê dẹp trật tự cho đám đông.

- Bạn bè cụ cố Hồng: Có dịp phô trương đủ thứ huân, huy chương, các kiểu quần áo, đầu tóc, râu ria...

- Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch: Có dịp tụ tập để khoe khoang, hẹ hò nhau, chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau...

→ Mọi người dù chủ hay khách đều vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ.

 

* Nhóm 4 : Đó chính là sự suy đồi về đạo lý, sự tha hoá về nhân cách con người.

àTác giả khai thác những yếu tố mâu thuẫn để gây cười, cái cười phê phán đây mỉa mai châm biếm về  một xã hội thực dân thu nhỏ với tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý và nhân cách con người, đó là lời tố cáo của tác giả đối với xã hội âu hoá rởm.

Cái chết của cụ Tổ là sự mong đợi của tất cả đám con cháu đại bất hiếu. Hạnh phúc của mỗi người trong tang gia không ai giống ai, mỗi niềm vui thể hiện một tính cách và bản chất của từng người  một.

- Đám tang cụ Tổ được miêu tả như thế nào?

- Nhận xét thái độ của mọi người trong đám tang?

- Suy nghĩ của em về những chi tiết cuối cùng trong đoạn trích (Ông phán mọc sừng khóc muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã…Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư…)?

 Nhận xét tiếng khóc của ông Phán mọc sừng? về hình ảnh: Đám cứ đi?

và chi tiết miêu tả : người chết nằm trong ......mỉm cười sung sướng..?

HS trình bày cá nhân:

- Bề ngoài thật long trọng, “ gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gi đám rước nhố nhăng : đám ma to tát, đi đến đâu làm huyên náo đến đấy. Có sự phối hợp cả Ta -Tàu -Tây, mọi người thi nhau chụp ảnh như hội chợ, tràn ngập vọng hoa, câu đối, đầy đủ các loại mốt quần áo, râu ria...

- Mọi người không ai đi đưa tang mà đang mải trò chuyện về nhà cửa, vợ chồng, con cái, tất cả đang mải bình phẩm, chê bai lẫn nhau, tình tự, chim chuột, hẹn hò nhau bằng cái vẻ mặt buồn buồn lãng mạn rất đúng mốt.

à Sự giả tạo, đóng kịch  của giới tri thức rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu hoá rởm.

* Cảnh hạ huyệt:

- Cậu Tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài:

  Cụ Cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi.

Đặc biệt là “màn kịch siêu hạng” của ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ: Hứt!...Hứt!...Hứt!...

à  Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước. Cái xã hội mà tác giả gọi là Chó đểu, khốn nạn.

ذ→ Kết thúc là chi tiết chua chát: Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc trong tay xuân, bên cạnh bố vợ ho, khạc, mếu máo đúng qui cách...nhưng thực chất là lén lút thanh toán tiền trả công cho xuân.

( GV tích hợp kiến thức GDCD, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hướng dẫn HS liên hệ bản thân về bài học đạo đức của con người trong xã hội hiện đại: lên án sự xuống dốc đạo đức, thái độ bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu)

 Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?

- Nêu ý nghĩa của đoạn trích?

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 3  phút)

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Câu hỏi 1:  Dòng nào dưới đây nêu đúng mối quan hệ giữa từ đỏ trong nhan đề tác phẩm(Số đỏ) và đỏ trong tên nhân vật chính(Xuân Tóc Đỏ)?

a. Chỉ hai từ đồng âm khác nghĩa, không có liên hệ gì với nhau.
b. Cùng gợi liên tưởng đến một vái gì đặc biệt, hiếm có.
c. Cùng gợi lên ý niệm về sự may mắn.
d. Cùng tô đậm ấn tượng về loại tình huống, số phận kì lạ, khôi hài. 

Câu hỏi 2: Chương Hạnh phúc của một tang gia có ý nghĩa gì trong sự phát triển, khơi sâu chủ đề “số đỏ”?

a. Thêm một lần Xuân gặp vận may(“số đỏ”).
b. Làm cho vai trò của Xuân Tóc Đỏ càng thêm nổi bật trong xã hội hượng lưu.
c. Ngầm giải thích cái “số đỏ” kì lạ của Xuân và chuẩn bị cho một bước thẳng tiến mới nhân vật này.
d. Chương này có một ý nghĩa độc lập.

Câu hỏi 3: Dòng nào khái quát đủ và đung nhất những điều kì quặc, khác thường mà tác giả phát hiện, miêu tả trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?

a. Tang gia thường bất hạnh, tang gia này ai ai cũng “hạnh phúc”.
b. Tang gia thường buồn đau, tang gia này vui như mở cờ, mở hội.
c. Đám tang thườn trang nghiêm, đám tang này thật ồn ào, bát nháo.
d. Người đưa đám thường chân thành đến chia buồn, người ở đây phần nhiều vờ vịt, giả dối.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

ĐÁP ÁN

[1]='d'

[2]='c'

[3]='a'

 

& 4.VẬN DỤNG ( 5  phút)

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Đọc đoạn trích:

“Đến huyệt, lúc hạ quan tài,…

Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy…”

(Trích “Hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng)

 Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

1. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì ?

2. Trong đoạn văn trên, Vũ Trọng Phụng sử dụng các biện pháp tu từ như liệt kê, điệp từ . Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ?

3. Có thể nói đoạn văn trên là một màn hài kịch nhỏ. Hãy chỉ ra màn hài kịch đó và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó ?

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

1. Nội dung chủ yếu của đoạn văn  là : kể về cảnh hạ huyệt trong đám tang cụ cố tổ khi ông đã chết thật. Cậu Tú Tân say sưa chụp ảnh. Cụ cố Hồng cố tỏ vẻ đau khổ, ông Phán vừa khóc than thảm thiết vừa lén trả tiền công cho Xuân vì Xuân đã gây ra cái chết của ông cụ.

2. a/Biểu hiện các phép tu từ trong đoạn văn đó là :

- Liệt kê : hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt

- Điệp từ:  Hứt!...Hứt!...Hứt...

 b/Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là :

 -Biện pháp liệt kê nhằm đưa ra những động tác mà cậu Tú Tân chỉ cho mọi người khi chụp hình lúc hạ huyệt, đồng thời vạch trần bộ mặt hạnh phúc của đứa cháu bất hiếu này.

-Biện pháp tu từ điệp từ để nhấn mạnh tiếng khóc thu hút sự chú ý của mọi người, không phải xuất phát từ trái tim, cất lên từ đáy lòng của các nhân vật là con cháu cụ cố Tổ. Cụ Hồng khóc là cốt để người ta phải chú ý đến và khen cái gậy trong tay cụ và trầm trồ khen rằng “con giai nhớn đã già đến thế kia”. Ông Phán mọc sừng khóc “oặt cả người đi” là cốt để người ta phải tưởng rằng, ông là một chàng cháu rể “quý hóa”.

3. a/Cảnh hạ huyệt: một màn hài kịch nhỏ.

+ Cậu tú Tân: bắt bẻ mọi người tạo dáng chụp ảnh

+ Cụ cố Hồng: gần như ngất đi.

 + Chi tiết bất ngờ: ông Phán khóc đến oặt cả người nhưng vẫn tỉnh táo dúi tờ bạc vào tay Xuân, chuẩn bị cho một cuộc doanh thương mới.

b/ Hiệu quả nghệ thuật của màn hài kịch này:

- Tô đậm mâu thuẫn giữa bề ngoài đau đớn, tiếc thương và thực chất bên trong lạnh lùng, tính toán của ông Phán mọc sừng. Chính ông Phán đã thuê Xuân tóc đỏ làm cho cụ cố tổ uất mà chết nên phải trả tiền để giữ chữ tín ngay trong đám tang.

- Vạch trần sự bịp bợm, đểu cáng của xã hội tư sản thành thị trước ma lực của đồng tiền; thể hiện tài phác thảo chân dung biếm họa và cảm quan hiện thực sắc nhọn của Vũ Trọng Phụng.

       

&5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.(  2 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ sơ đồ tư duy đoạn trích

+ Tìm đọc toàn bộ tiểu thuyết Số đỏ.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

-     Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap

-     Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.

  1. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 PHÚT)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ

-HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật

-Gv chốt lại: Niềm vui của những người trong và ngoài gia đình.

- Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.