Tuần 34 : Tiết 119 – Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
-Ôn tập và củng cố những kiến thức đã học về tiếng Việt ở lớp 11.
-Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt chuẩn mực và đúng phong cách.
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được các khái niệm liên quan đến phần Tiếng Việt Ngữ văn 11;
b/ Thông hiểu: HS hiểu những nội dung kiến thức cơ bản phần Tiếng Việt Ngữ văn 11;
c/Vận dụng thấp: Đọc hiểu văn bản
d/Vận dụng cao:
- Vận dụng hiểu biết về tiếng Việt để cảm thụ tác phẩm văn học;
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu văn bản; bài nghị luận văn học;
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt trong quá trình lĩnh hội và tạo lập văn bản
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: sử dụng TV trong giao tiếp
b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi sử dụng TV trong giao tiếp
c/Hình thành nhân cách:
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Nội dung trọng tâm
<strong>1.Kiến thức</strong>
Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học.
- Kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng, thực hành về tiếng Việt.
- Thái độ:
Có ý thức trân trọng, yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Tiếng Việt
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến Tiếng Việt
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp của tiếng Việt
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận hoạt động giao tiếp, phong cách ngôn ngữ văn bản
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của Tiếng Việt với loại hình ngôn ngữ khác;
- Năng lực tạo lập văn bản .
III. Chuẩn bị
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ: Trình bày các bước tóm tắt văn bản nghị luận?
- Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?
- Phân biệt khái niêm nghị luận và chính luận.( 5 phút)
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV giao nhiệm vụ: GV tổ chức TRÒ CHƠI Ô CHỮ liên quan đến tiếng Việt để tạo không khi sôi động cho HS. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: trả lời tìm ra đáp số ô chữ thích hợp do GV gợi ý. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Như vậy, Tiếng Việt là một trong 3 phân môn quan trọng trong quá trình đọc hiểu văn bản. Hôm nay, chúng ta sẽ tổng kết lại toàn bộ nội dung phần TV đã học ở Ngữ văn 11. |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : - GV tổ chức HS thảo luận nhóm và lên bảng trình bày phần ôn tập dựa theo hệ thống câu hỏi trong sgk đã cho chuẩn bị trước ở nhà , kết hợp cho điểm thực hành . -Câu 1:Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội ?Thế nào là lời nói cá nhân ? - HS nhớ lại kiến thức đã học, phát biểu và cho ví dụ minh họa. a/Ngôn ngữ là tài sản chung của XH: -Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong XH như: âm vị, tiếng, từ, cụm từ cố định. -Những quy tắc NP chung cho mọi người cần tuân theo như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu,... -Ngôn ngữ là sản phẩm chung của hoạt động giao tiếp xã hội. b/Lời nói cá nhân: -Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể. -Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp. -Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như: trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân,... |
CÂU 1: Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân ? a/Ngôn ngữ là tài sản chung của XH:
b/Lời nói cá nhân:
|
* Thao tác 1 : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Câu 2+3 SGK * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: -Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung -Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương: + “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ + “Eo sèo mặt nước” (tương tự) + “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ) Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú. - Câu 3: (Đáp án :B) Nhóm 2: Câu 4 SGK * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: - Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược - Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinhà bài văn tế ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó. Nhóm 3: Câu 5+6 SGK * Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận: a/Nghĩa sự việc: nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu - Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ - Do CN, VN, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện b/Nghĩa tình thái: thái độ, sự đánh giá của người nói à sự việc ; người nghe. - Biểu hiện qua các từ ngữ tình thái. Câu 6 :“Dễ họ không phải đi gọi đâu” Nghĩa sự việc là: câu biểu hiện hành động Nghĩa tình thái là: phỏng đoán sự việc Nhóm 4: Câu 7+8 SGK * Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận: 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp 2. Từ không biến đổi hình thái 3. Ý nghĩa ngữ pháp : ở chỗ sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và cách dùng hư từ Ví dụ minh hoạ 1. “Thôn/ Đoài/ ngồi/ nhớ/ thôn /Đông” 2. “Con ngựa đá con ngựa đá” 3. ở đây cấm không được câu cá; ở đây được câu cá không cấm; PCNN Báo chí : *Các phương tiện diễn đạt: +Từ vựng (phong phú) cho từng loại +Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn +Biện pháp tu từ: không hạn chế * Đặc trưng cơ bản: +Tính thông tin, thời sự +Tính ngắn gọn +Tính sinh động hấp dẫn PCNN Chính luận *Các phương tiện diễn đạt: +Từ ngữ chung, lớp từ chính trị +NP: câu chuẩn mực +Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều * Đặc trưng cơ bản: +Tính công khai về quan điểm chính trị +Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận +Tính truyền cảm, thuyết phục. |
Câu 2: Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương? Câu 3: Ngữ cảnh là: A. những câu văn đi trước và những câu văn đi sau một câu văn nào đó. B. là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói. C. là hoàn cảnh khách quan được nói đến trong câu. D. là hoàn cảnh ngôn ngữ vào một thời kì nhất định. Câu 4: Bối cảnh sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ?
Câu 5: a/Nghĩa sự việc: b/Nghĩa tình thái:
Câu 6 :
Câu 7: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Câu 8: a/PCNN Báo chí :
b/PCNN Chính luận |
& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Phân tích ngữ cảnh câu văn sau trong truyện Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân) Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả.
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
Ngữ cảnh của câu nói Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả.: + Nhân vật giao tiếp: Câu nói trên là của nhân vật thầy thơ lại, nói với nhân vật đang giao tiếp cùng là viên quản ngục. Trong đó, thẩy thơ lại là người giúp việc cho viên quản ngục - người đứng đẩu trại giam tỉnh Sơn. Do đó câu nói mang sắc thái tôn trọng, nể vì (Dạ bẩm). + Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội Việt Nam thời phong kiến, triều đình phong kiến đang trên đà suy thoái, những cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra ở khắp nơi. Bối cảnh giao tiếp hẹp: Câu nói trên có bối cảnh hẹp là thư phòng của viên quan coi ngục, vào lúc trời tối, sau khi quản ngục nhận được công văn từ dinh quan Tổng đốc. Hiện thực được nói tới: Câu nói của thầy thơ lại đề cập đến Huấn Cao , một tử tù với tội danh phản nghịch triều đình sắp được áp giải đến trại giam của viên quan coi ngục. Thầy thơ lại nhận định Huấn Cao là người “văn võ song toàn”. + Văn cảnh: Sở dĩ người đọc có thể hiểu ý là Huấn Cao vì trước đó, lời đối thoại của hai nhân vật quan quản ngục và thầy thơ lại có nhắc đến tên tuổi, đặc điểm của nhân vật: người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao; Huấn Cao hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?; Thầỵ có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?... |
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Thống kê các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết giá trị biểu cảm của các từ láy ấy. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sâu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyên, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy. (Vũ Tú Nam) - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
Trả lời: ríu rít gợi ra cảm giác đông vui, nhộn nhip; sừng sững gợi ra vóc dáng về chiều cao bề thế của sự vật; lóng lánh, lung linh gợi ra vẻ đẹp huyền ảo của sự vật.
|
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Lập bảng thống kê toàn bộ nội dung phần tiếng Việt đã học ở lớp 11 + Tìm thêm các ngữ liệu liên quan đến các bài tiếng Việt đã học + Vận dụng tích hợp phần tiếng Việt làm bài tập Đọc hiểu văn bản - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
+ Hệ thống kiến thức cơ bản theo bảng biểu + Tìm ngữ liệu qua sách tham khảo, những thông tin chính thống trên mạng. |
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
a Củng cố : HS về nhà cần nắm vững các bảng hệ thống :
- KT chung về T.V:đặc điểm loại hình của T.V;Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
-KT về HĐGT ngôn ngữ: ngữ cảnh; nghĩa của câu.
-KT về PCNN: PCNN Báo chí và PCNN Chính luận.
bDặn dò :
-Soạn bài : chuẩn bị bài mới : LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN