Giáo án PTNL bài Vội vàng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Vội vàng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần 22 : Tiết 79,80  – Đọc văn

                    

VỘI VÀNG

                              ( Xuân Diệu)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề xã hội đặt ra từ văn bản.

d/Vận dụng cao:

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, về 1 ý kiến bàn về văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học;

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản thơ Mới

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu thơ Xuân Diệu;

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của bài thơ trong lịch sử văn học dân tộc

-Biết trân quý những giá trị tư tưởng và nghệ thuật mới mẻ mà bài thơ đem lại;

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ Mới.

  1. Nội dung trọng tâm

<strong>1.Kiến thức</strong>

           - Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.

- Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

  1. Kĩ năng

Đọc –hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại, thơ mới

  1. Thái độ: ham sống, sống có ích không phí hoài tuổi trẻ
  2. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách mạng;

           - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới;

           - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-1945;

           - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ Mới khác;

           - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Tranh ảnh về thơ, hình ảnh, phim về Xuân Diệu,Về phong trào thơ Mới ;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Trình Thái độ và tình cảm của người nghe (Trời và chư tiên) khi nghe thơ văn của Tản Đà như thế nào? ( 5 phút)
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả Xuân Diệu

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Các em thân mến! Phong trào Thơ mới 1930- 1945 đã có đóng góp to lớn và làm sâu sắc hơn quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà. Xuân Diệu là nhà thơ được nhắc đến nhiều nhất và là nhà thơ tiêu nhất cho nền thơ ca thời kì này. Xuân Diệu – một tâm hồn thơ luôn yêu đời, thiết tha rạo rực, khao khát mãnh liệt, và sống hết mình với thời gian và tuổi trẻ. Để hiểu rõ hơn về con người và tài năng nghệ thuật của ông chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm “Vội vàng”.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 70 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

1.Tác giả: GV đặt câu hỏi

? Tìm hiểu tiểu dẫn SGK và trình bày những nét chính về tác giả ?

 

GV giảng thêm về cuộc đời sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu sau đó chốt lại ý.

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

- Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985).

- Quê cha: làng Trảo Nha – Can Lộc – Hà Tĩnh. Quê mẹ Tùng Giản – Tuy Phước – Bình Định.

- Ông là thành viên của Tự lực văn đoàn.

- Xuân Diệu là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

- Xuất xứ : Trích trong tập “Thơ thơ”.

-“ Vội vàng ” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2. Tác phẩm :

+ GV:Hãy nêu xuất xứ và vị trí bài thơ ?

+ GV: Giới thiệu thêm một số câu, bài thơ hay của Xuân Diệu

 … đã hôn rồi hôn lại, cho đến mãi muôn đời…”

… yêu là chết trong ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu…

Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Hãy nêu nội dung chính của từng đoạn ?

*GV Tích hợp kiến thức Địa lí, Lịch sử Việt Nam 1930-1945 hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhà thơ và hoàn cảnh ra đời bài thơ Vội vàng

 HS có thể chia làm 2, 3 hoặc 4 đoạn. Nội dung cần hướng vào hai nội dung lớn xuyên suốt toàn bài thơ.

I. TÌM HIỂU CHUNG.

1. Tác giả:

- Xuân Diệu (1916 – 1985), có bút danh là Trảo Nha.

- Ông là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.

2. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Rút từ tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

3. Bố cục: gồm ba phần

- Đoạn một (13 câu đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

- Đoạn hai (câu 14 đến câu 29): nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi  của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.

- Đoạn ba (còn lại): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.

-Gv gọi 1 Hs đọc bài thơ.

-Học sinh đọc, giáo viên hướng dẫn cách đọc, giọng đọc từng đoạn cho phù hợp.

Thao tác 1: Tìm hiểu 13 câu thơ đầu:

- Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì lạ đến ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ  nào thể hiện điều này?

( Phương pháp nêu vấn đề)

Sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ đó bởi dưới con mắt của thi sĩ, mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự quyến rũ.

 

 

 

 

 

HS đọc 9 câu tiếp theo.

(Phương pháp trao đổi thảo luận nhóm. )

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung.

(Nhóm 1)  Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả ở những thời điểm nào trong đoạn thơ? Những hình ảnh,  màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có đặc điểm gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 (Nhóm 2) Câu thơ nào theo em là mới mẻ và hiện đại nhất?  Vì sao?

 

 

 

 

 

 

(Nhóm 3) 2 câu cuối đoạn thể hiện tâm trạng như thế nào?Vì sao tác giả bộc lộ tâm trạng đó?

Hai câu thơ cuối đoạn có tác dụng gì?

 

HS trả lời:

Đó là kết quả của lâp luận bằng hình ảnh ở các đoạn trên. Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng vẫn thống nhất của tác giả: sung sướng nhưng vội vàng, muốn sống nhanh, sống gấp, tranh thủ thời gian.

Câu thơ cắt đôi là chịu ảnh hưởng của thơ Pháp làm cho ý thơ ngắt mạch rõ hơn, ấn tượng hơn, thể hiên tâm trạng mâu thuân vừa nêu.

 

 

 

(Nhóm 4) Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào trong khổ thơ ? Ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật đó?

 

HẾT TIẾT 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIẾT 2

 

GV cho HS đọc thơ.

GV hỏi: Tâm trạng của tác giả trước thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc được thể hiện quan những câu thơ nào?

 HS trả lời cá nhân:

Sự đối lập nghiệt ngã giữa:

           Khát vọng của cá nhân  qui luật của tạo hóa  

           Sự vô hạn của thế giới  sự hữu hạn của kiếp người

            Mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ, tình yêu, song quy luật cuộc đời, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nhà thơ xót xa, tiếc nuối  nên “bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

           Nhà thơ không quan niệm thời gian tuần hoàn (thời gian liên tục, tái diễn, lặp đi lặp lại, quan niệm lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian).

           Quan niệm của nhà thơ về quy luật thời gian: Thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Nhà thơ lấy sinh mệnh cá nhân con người làm thước đo thời gian, lấy thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời gian của vũ trụ.

           Với XD thì quá khứ nằm ngay trong hiện tại  cách cảm nhận độc đáo về thời gian của tác giả.

                Tâm trạng của thi nhân: sự nuối tiếc ngẩn ngơ, nỗi lo âu thảng thốt, sự ai hoài, u uất trước sự trôi chảy của thời gian.

 

 

 

 

Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? có gì khác với cảm nhận trong khổ thơ trên?

 

Với tâm trạng, cảnh vật đó, XD phải làm gì?

 

 

 

HS đọc thơ.

Tác giả đã tận hưởng cuộc sống như thế nào?

HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối cùng với giọng phù hợp; chú ý các điêp từ, động từ và câu thơ cuối cùng.

GV hỏi:

- Giọng thơ, nhịp thơ có sự thay đổi như thế nào?

- Phân tích tác dụng các điêp từ cho, và, điêp ngữ ta muốn, các động từ chỉ cảm xúc, tình cảm mạnh: ôm, riết, thâu, say, cắn, các từ chếnh choáng, đã đầy, no nê,.

- Nói đoạn thơ này thât tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diêu có đúng không? Vì sao?

GV: Bình giảng câu thơ cuối cùng.

HS phân tích, bình giảng, trình bày trong nhóm và trước lớp.

Em có nhận xét gì về dấu hiệu nghệ thuật ở đoạn thơ này? Tác dụng của nó?

    GV liên hệ với bài Biển (Xuân Diệu):

   Anh xin làm sóng biếc

   Hôn mãi cát vàng em

   Hôn thật khẽ thật êm

   Hôn êm đềm mãi mãi.

 

   Đã hôn rồi hôn lại

   Đến tan cả đất trời

   Anh mới thôi dào dạt

   Cũng có khi ào ạt

   Như nghiến nát bờ em

Em có nhận xét gì về cách sống này của XD?

II. Đọc hiểu văn bản

1. Câu 1-13: Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”.

      a. Câu 1-4: Khát vọng của nhà thơ.

- Niềm ước muốn kì lạ, táo bạo, liều lĩnh: 

  + tắt nắng

  + buộc gió

- Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương.

- Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống. Bất tử hóa cái đẹp.

- Nghệ thuật:

  + Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng.

  + Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn gợi một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết.

 

      b. Câu 5-13: Cảm nhận thiên đường trên mặt đất.

- Được cảm nhận ở thời điểm ban đầu:

+ Buổi sáng – khởi đầu một ngày mới.

+ Tuần tháng mật – khởi đầu cuộc sống lứa đôi.

+ Tháng giêng – khởi đầu cho một năm mới.

 Thời khắc đẹp đẽ, tinh khôi, tươi mới.

- Hình ảnh, màu sắc, âm thanh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung:

+ Ong bướm tuần tháng mật

+ Hoa của đồng nội xanh rì

+ Lá của cành tơ phơ phất

+ Khúc tình si của yến anh

+ Ánh sáng chớp hàng mi

 Cảnh vật quen thuộc, gần gũi, mang nét đặc trưng của mùa xuân.

 Hấp dẫn, gợi cảm như một người thiếu nữ trẻ trung, đầy sức sống.

- So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.

   Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  +So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo: lấy con người làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp trên thế gian – điều mà trong thơ cổ điển chưa có được.

  +Thể hiện sự chuyển đổi cảm giác tài tình từ thị giác sang vị giác để ca ngơi vẻ đẹp tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.

- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất:  Sung sướng >< vội vàng:  Câu thơ như tách ra làm 2:

   + Trên: hình ảnh tươi nguyên của cuộc sống  vui, háo hức.

   + Dưới: nỗi buồn, bâng khuâng, quấn quít.

=>  Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian.  Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội để chạy đua với thời gian.

- Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta.

- Điệp từ: Này đây

 Tất cả như được bày sẵn, mời gọi mọi người thưởng thức một bữa tiệc trần gian.

- Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp thở phập phồng.

-TIỂU KẾT: Thông qua những điệp từ, điệp ngữ, những phép láy vần, điệp thanh, những biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đặc sắc, Xuân Diệu đã làm hiện lên một bức tranh, một hình ảnh cuộc đời tràn đầy âm thanh, màu sắc.

 

2. Mười bảy câu thơ tiếp theo: Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người

 - Triết lí về thời gian: 

+ Xuân tới - xuân qua                                

+ Xuân non - xuân già                                  

+ Xuân hết - tôi mất.                                   

+ Lòng rộng - đời chật.                                    

+ Xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hai  lần thắm lại                                    

+ Còn trời đất – chẳng còn tôi

 - Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.

+ Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa).

+ Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo.

+ Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khoảnh khắc đó, thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi – nên chỉ còn một cách là phải sống vội.

 

- Thiên nhiên:

+ Năm tháng …chia phôi  

+ Sông núi…tiễn bịêt. 

+ Gió…hờn   

+ Chim…sợ  

 - Thiên nhiên, cảnh vật đều nhuốm màu chia phôi, li biệt, đều mang tâm trạng lo âu, phấp phỏng trước thời gian. Không còn chất vui tươi, tự nhiên như những câu thơ trước nữa. Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người. Người buồn  cảnh buồn.

  -XD là người luôn tha thiết cháy bỏng với cuộc đời nhưng lại luôn hoài nghi, bi quan, chán nản.

- Mau đi thôi! Mùa  chưa ngả chiều hôm : Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi xuân. Nhà thơ như giục giã chính bản thân tận hưởng cuộc sống: hãy mau lên, vội  vàng lên, gấp gáp lên, hãy vượt qua thời gian mà sống, mà cống hiến. Bởi giờ đây vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời.

3. Chín câu thơ cuối: Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình…

  - Ta muốn – ôm – sự sống mơn mởn

  - Riết – mây đưa, gió lượn

  -Say – cánh bướm, tình yêu

  -Thâu – hôn nhiều

  - Cắn – xuân hồng

     Cho:  Chếnh choáng

               Đã đầy

               No nê

      -Nghệ thuật: Những động từ mạnh xuất hiện dày đặc với mức độ tăng dần.

        +Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…

         +Điệp từ: và...và...và; cho...cho...cho.

          +Điệp ngữ: ta muốn...

 - Sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đắm say, cuồng nhiệt, hết mình.

    - Bộc lộ sự ham hố, say mê, vồ vập, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.

    - Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ.

 

GV: Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ?

GV: Nội dung lớn của bài thơ nói lên điều gì ?

 

HS nêu khái quát nội dung

+ Tâm trạng sung sướng nhưng vội vàng.

+ Quan niệm sống nhanh, sống gấp. 

….

HS trả lời và GV chốt ý

III. Tổng kết

1.  Nghệ thuật

- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.

- Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

2. Ý nghĩa văn bản

    Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời.

     

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

(1) Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
………..Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

( Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Tr 22, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

(2)Ai đâu trở lại mùa thu trước 
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? 
Với của hoa tươi, muôn cánh rã, 
Về đây đem chắn nẻo xuân sang! 

           ( Trích Xuân, Chế Lan Viên)

1/ Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản ( 1) và (2)?

 2/ Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1)

           3/ Chỉ ra sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên.

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

 2/ Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1) :

-Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Câu biểu hiện quan hệ giữa ong bướm tuần tháng mật.

-Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật…

 3/ Sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên:

-Từ Xuân trong câu thơ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân của Xuân Diệu thể hiện quan niệm thời gian tuyến tính. Ngay trong mùa xuân mà thi sĩ đã nhớ mùa xuân. Mỗi khoảnh khắc hiện tại lập tức trở thành quá khứ. Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.Vì thế, một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Từ đó, ta cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.

- Từ Xuân trong câu thơ Về đây đem chắn nẻo xuân sang! của Chế Lan Viên thể hiện quan niệm thời gian tuần hoàn. Từ điểm nhìn hiện tại Xuân, nhà thơ nhớ về quá khứ trở lại mùa thu trước với nỗi buồn về sự chia lìa, tàn tạ của cảnh vật : lá vàng, cánh rã.1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

 2/ Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1) :

-Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Câu biểu hiện quan hệ giữa ong bướm tuần tháng mật.

-Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật…

 3/ Sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên:

-Từ Xuân trong câu thơ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân của Xuân Diệu thể hiện quan niệm thời gian tuyến tính. Ngay trong mùa xuân mà thi sĩ đã nhớ mùa xuân. Mỗi khoảnh khắc hiện tại lập tức trở thành quá khứ. Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.Vì thế, một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Từ đó, ta cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.

- Từ Xuân trong câu thơ Về đây đem chắn nẻo xuân sang! của Chế Lan Viên thể hiện quan niệm thời gian tuần hoàn. Từ điểm nhìn hiện tại Xuân, nhà thơ nhớ về quá khứ trở lại mùa thu trước với nỗi buồn về sự chia lìa, tàn tạ của cảnh vật : lá vàng, cánh rã.

 

 

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Năng lực cần hình thành

GV giao nhiệm vụ:

Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ có lối sống gấp, sống ích kỉ trong cuộc sống hôm nay.

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Trả lời:                                        

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ triết lí sống khao khát giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về một hiện tượng xấu của một bộ phận giới trẻ hiện nay, đó là sống gấp, sống ích kỉ. Cần trả lời các câu hỏi : sống gấp, sống ích kỉ là gì ? Hậu quả của lối sống đó ? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ?

 

Năng lực giải quyết vấn đề:

 

 

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+Chọn một hình ảnh, đoạn thơ nào đó trong bài thơ và tái hiện bằng nghệ thuật hội họa.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Tái hiện bằng tranh vẽ dựa trên ngôn ngữ bài thơ.

 

 

  1. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
  2. Củng cố:

- Bài thơ có tên là “Vội Vàng”. Vậy quan niệm sống nhanh, sống gấp ở đây phải được hiểu như thế nào ?

+ Trân trọng từng giây phút cuộc sống.

+ Sống và cống hiến hết mình cho đời.

- Theo em ?

  1. b. Dặn dò:

- Học thuộc lòng bài thơ, nội dung chính của bài học.

- Soạn bài :THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

 

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.