Giáo án PTNL bài Lai tân, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Lai tân, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần 24 : Tiết 89  – Đọc văn

 

                             Đọc thêm

LAI TÂN (Hồ Chí Minh)

NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu)

TƯƠNG TƯ (Nguyễn Bính)

CHIỀU XUÂN (Anh Thơ)

           Ngày soạn:

Ngày dạy

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao:

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm trữ tình

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, về 1 ý kiến bàn về văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học;

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản thơ trữ tình;

b/ Hình thành tính cách: tự tin, sáng tạo khi tìm hiểu văn bản thơ trữ tình;

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của các bài thơ đọc thêm trong thơ hiện đại 1930-1945;

-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà các bài thơ đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong các bài thơ .

  1. Nội dung trọng tâm

<strong>1.Kiến thức</strong>

           -Tự học có phương pháp, có kết quả qua những gợi ý về kiến thức và kĩ năng để thấy rõ giá trị tư tưởng – nghệ thuật chủ yếu của 4 tác phẩm trữ tình.

      -Hiểu sâu rộng hơn về tác giả, tác phẩm đã học trong chương trình chính khóa.

  1. Kĩ năng

Đọc –hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.

  1. Thái độ:

Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức sống giao hòa với thiên nhiên...

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bài thơ đọc thêm;

           - Năng lực đọc – hiểu  các tác phẩm trữ tình;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các bài thơ đọc thêm;

           - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của các bài thơ đọc thêm;

- Năng lực phân tích, so sánh vẻ đẹp riêng cuả mỗi bài thơ

           - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

         -Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh liên quan đến 4 bài thơ

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ:
  2. Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ Từ ấy.

b.Phân tích ý nghĩa thẩm mĩ các từ bừng, chói, các hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí?( 5 phút)

  1. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)

 

 

 

Hoạt động của GVHS

- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Bính, Anh Thơ

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Chúng ta đã học xong phần thơ của các tác giả tiêu biểu thuộc bộ phận văn học công khai trong phong trào thơ Mới; thơ cách mạng của các tác giả thuộc bộ phận văn học bất hợp pháp. Để hiểu thêm về thơ của 2 bộ phận này, hôm nay chúng ta tiến hành đọc thêm 4 bài thơ của bốn tác giả, trong đó có 2 tác giả mới là nhà thơ Nguyễn Bính với bài Tương tư và nhà thơ Anh Thơ với bài thơ Chiều xuân.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

GV: Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn từng bài thơ, mỗi bài rút ra những điểm chính về tác giả, tác phẩm

 

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

 

I/ Tìm hiểu chung:

1/ Tác giả:

-        Hồ Chí Minh

-        Tố Hữu

-        Nguyễn Bính

-        Anh Thơ.

2/ Tác phẩm

GV: Yêu cầu HS đọc từng bài thơ, mỗi bài vấn đáp khoảng 10 p về những điểm chính của từng tp qua hệ thống câu hỏi ở SGK.

 

Bài LAI TÂN

1. Trong ba câu đầu, bộ máy quan lại ở Lai Tân được mô tả như thế nào? Họ có làm đúng chức năng của mình không?

2. Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối.?

3. Nhận xét về bút pháp và kết cấu bài thơ.?

GV: Nhận xét, giảng rõ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài “NHỚ ĐỒNG”

 

1.Cảm hứng của tp được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù.? Vì sao tiếng hò lại có sức gợi như thế?

2. Chỉ ra những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ.Phân tích hiệu quả nt của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tg.?

3. Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu nào?

4. Nêu cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn thơ thứ 3.?

5. Nhận xét chung về sự vận động của tâm trạng nhà thơ trong bài. ?

GV: Nhận xét, diễn giảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài “TƯƠNG TƯ”

1. Anh chị cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ? Tình cảm của chàng trai đã được đền đáp hay chưa?

2. Theo anh,chị, cách bày tỏ ty giọng điệu thơ, cách so cánh, ví von,…ở bài này có những điểm gì đáng chú ý?

3. Hoài Thanh cho rằng, trong thơ NB có “hồn xưa đất nước”. Qua bài này, anh.  chị có đồng ý không ?Vì sao?

GV: Hướng dẫn, gợi ý

 

Bài “ CHIỀU XUÂN”

1. Bức tranh chiều xuân hiện ra như thế nào? Hãy chỉ ra những nét riêng của bức tranh đó.?

2. Anh,chị có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí ấy được gợi tả bằng những h. a, chi tiêt nào?

3. Hãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc của những từ ấy.?

GV: Hướng dẫn, gợi ý

 

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

II/ Đọc - hiểu văn bản:

I.  LAI TÂN.

1.  Chỉ bằng ba câu thơ kể, tả bình thản,bộ máy lãnh đạo của huyện Lai Tân hiện ra rõ rệt: ban trưởng: chuyên đánh bạc; cảnh sát trưởng: ăn tiền của phạm nhân; huyện trưởng: vừa hút thuốc phiện vứa bàn công việc => sự thối nát của chính quyền huyện.

2.  Sắc thái châm biếm mỉa mai ở câu thơ cuối: Đó là thái bình giả tạo, bên ngoài, giấu bên trong sự tha hóa, mục nát thối ruỗng hợp pháp.

Đó là thái bình của tham nhũng,lười biếng, sa đọa với bộ máy công quyền của những con mọt dân tham lam.

Mỉa mai với ý: thái bình như thế thì dân bị oan khổ biết bao nhiêu!

Vẫn y cựu thái bình thiên: sự thật hiển nhiên, đã thành bản chất, quy luật bao năm nay.

3.  Kết cấu và bút pháp.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc.

Ba câu đầu kể tả khách quan, thái độ giấu kín. Câu cuối nêu nhận xét thâm trầm kín đáo, mỉa mai châm biếm sâu sắc.

II.  NHỚ ĐỒNG.

1.  Sự gợi cảm của tiếng hò quê hương: không gì lay động bằng âm nhạc, nhất là âm nhạc dân ca. Đó là linh hồn của quê hương, dân tộc. Nó càng có ý nghĩa khi nhà thơ bị giam cầm trong nhà tù.

2.  Ý nghĩa của những điệp khúc ( 4)

Khắc sâu, tô đậm âm vang của tiếng hò khêu gợi nỗi nhớ quê hương của tg về cảnh quê, người quê.

ĐK 1: nhớ cảnh quê tươi đẹp

bình yên.

ĐK 2: nhớ người nông dân lao động ở quê.

ĐK 3: nhớ về quá khứ, những người thân.Nhớ lúc  bản thân tìm thấy chân lí_ lí tưởng sống.

ĐK 4: trở về hiện tại : trưa hiu quạnh tiếng hò vọng vào gợi nỗi nhớ đồng quê triền miên không dứt.

3.  Tình yêu tha thiết và nỗi nhớ da diết của tg được thể hiện qua nhiều h. a quen thuộc: cánh đồng ,dòng sông, nhà tranh…

Các điệp từ, điệp ngữ: đâu, ôi, ơi, chao ôi ..gắn kết gọi hỏi nong mỏi, hi vọng.

4.  Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng của nhà thơ.

Chân thành, hồn nhiên, băn khoăn quanh quẩn cố vùng thoát mà chưa được.

Khi tìm thấy lí tưởng: say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng cánh.

5.   HS:tự làm

III.  TƯƠNG TƯ

1. Nỗi nhớ mong và những lời kể lể trách móc của chàng trai là rất chân thành, tha thiết, thể hiện một cách giàu hình tượng.

Tình cảm của chàng trai là chưa được đền đáp.

2. Cách bày tỏ tình yêu , giọng điệu thơ , cách so sánh ví von trong bài này có đặc điểm: giàu chất liệu VHDG, tình cảm gắn với quê hương đất nước. Cách bày tỏ từ xa tới gần theo các cặp đôi: thôn Đoài- thôn Đông; một người- một người; nắng-  mưa; tôi- nàng; bến- đò; hoa- bướm; cau- giầu.

3. Đúng là trong thơ NB có “hồn xưa đất nước” vì ông giỏi vận dụng các chất liệu VHDG vào trong thơ của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV.  CHIỀU XUÂN.

1. Chiều xuân ở nông thôn miền Bắc hiện ra thật tĩnh lặng êm đềm với mưa xuân, con đò, hoa xoan, cách đồng lúa…..

2. Không khí êm đềm tĩnh lặng.

Nhịp sống bình yên, chậm rãi như có từ ngàn đời.

Những từ ngữ, h. a thể hiện:êm đềm, vắng, biếng lười, nằm mặc, vắng lặng….

Các danh từ chỉ cảnh vật: con đò, dòng sông, đàn sáo…

3. Các từ láy gợi tả âm thanh, hình dáng, cảm xúc, không khí: êm êm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả..

 

     

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

( Trích Tương tư , Nguyễn Bính, Tr 49, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?

2. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ.

3. Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính ?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Trả lời

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ : biểu cảm

 Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm tương tư nhớ và mong của nhân vật trữ tình.

2. Biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu : hoán dụ : dùng địa danh để chỉ người sống trên địa danh đó :Thôn Đoài- Thôn Đông

Hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ.

- Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .

- Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.

3. Những yếu tố trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính :

- Nội dung : Tâm trạng tương tư- đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca  dao, dân ca.

- Hình thức : Thể thơ lục bát; địa danh , nghệ thuật hoán dụ, thành ngữ, cách nói vòng, giọng điệu tâm tình ngọt ngào thường thấy trong ca dao …

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Từ bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu chân chính  của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Trả lời:

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: từ nỗi nhớ và mong của chàng trai trong đoạn thơ, thí sinh suy nghĩ về tình yêu chân chính  của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Tình yêu là gì ? Biểu hiện của tình yêu chân chính ?Ý nghĩa của tình yêu chân chính ? Phê phán hiện tượng yêu cuồng sống vội của một bộ phận giới trẻ ? Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

 

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm thêm một số bài thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ. Viết bài cảm nhận ngắn về những bài thơ đó

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Tìm kiếm tư liệu qua sách tham khảo, truy cập mạng;

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

a.Củng cố: Từ bài thơ ở Lai Tân, nêu bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh  ?

  1. Chuẩn bị bài : Tiểu sử tóm tắt

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.