Giáo án PTNL bài Chạy giặc, Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Chạy giặc, Bài ca phong cảnh Hương Sơn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 15                                                                   

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

Đọc thêm:                                                                   

CHẠY GIẶC

(Nguyễn Đình Chiểu)

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

(Chu Mạnh Trinh)

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nêu được các thông tin  về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp);- Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)

- Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng  trong văn bản.

b/ Thông hiểu:Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu  từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

c/Vận dụng thấp:Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua bài thơ

d/Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thơ trữ tình

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài thơ trung đại

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác giả, tác phẩm thơ trung đại

c/Hình thành nhân cách: -Yêu thương con người

-Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

-Sống tự chủ

-Sống trách nhiệm

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức

 - Đất nước rơi vào tay giặc, cảnh “xẻ nghé tan đàn”, thái độ tác giả.

- Lựa chọn từ ngữ, kết hợp tả thực, tạo hình ảnh ( Chạy giặc)

 - Một cái nhìn bao quát về phong cảnh Hương Sơn.

 - Tấm lòng thành kính với cảnh đẹp của quê hương đất nước.

- Cách sử dụng từ, giọng điều bài hát nói khoan thai, nhẹ nhàng. ( Bài ca phong cảnh Hương Sơn)

  1. Kĩ năng

- Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

  1. Thái độ: giáo dục lòng yêu nước;Hiểu và bồi dưỡng lòng yêu nước
  2. Định hướng hình thành phát triển năng lực

-Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng của các tác giả được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi bài thơ.

-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong mỗi tác phẩm

III. Chuẩn bị

  1. Thầy: - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .

- Sưu tầm tranh, ảnh về các tác giả, tác phẩm liên quan đến Nguyễn Đình Chiểu, Chu Mạnh Trinh

  1. Trò: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm...
  2. Tổ chức dạy và học.
  3. Ổn định lớp (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Hình ảnh người đi trên bãi cát có tâm trạng như thế nào, thể hiện điều gì trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao bá Quát?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

 - Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5p 

-   GV giao nhiệm vụ:

+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Chu Mạnh Trinh

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Thơ trung đại Việt Nam ngoài các tác giả các em đã học, chúng ta còn có hai nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu với bài Chạy giặc, Chu Mạnh Trinh với bài Hương sơn phong cảnh ca. Hôm nay chúng ta tập trung đọc thêm 2 bài thơ này.

 

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 73  phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

  - GV:  cho học sinh đọc phần tiểu dẫn và nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục.

- HS: đọc và trả lời.

Thao tác 2: Đọc hiểu

- GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Chạy giặc.

+Câu 1: Phân tích đặc sắc ngòi bút hiện thực của tác giả khi tả cảnh đất nước và nhân dân miền Nam khi giặc Pháp đến xâm lược?

  + Câu 2: Tâm tình, tâm trạng tác giả?

Đọc diễn cảm: 2 - 3 lần bằng giọng đọc phù hợp.

Trao đổi về chủ đề, giá trị tư tưởng - thẩm mĩ của bài thơ qua việc trả lời 2 câu hỏi trong SGK.

- HS: Suy nghĩ và trả lời

Câu 1 : Cảnh tan nát, tan tác, đổ vỡ thê thảm của người dân chạy loạn, đặc biệt là trẻ em, cảnh nhà cửa làng xóm bị đốt phá, cướp bóc tan hoang, điêu tàn. Thời cuộc đã vỡ như bàn cờ thế mà người cầm quân phút sa tay, lỡ bước, không thể cứu vãn.

Câu 2: Tâm tình, tâm trạng tác giả: đau xót, buồn thương, mong mỏi và thất vọng. Qua đó nổi bật nội dung yêu dân, thương dân, yêu nước sâu nặng của tác giả.

 

 

 

 

 

GV: Nhận xét giá trị nghệ thuật trong bài thơ?

 

Qua phân tích bài thơ, em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?

 

 

 

HS trả lời cá nhân

CHẠY GIẶC

I. Tiểu dẫn.

- SGK.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Định hướng nội dung và nghệ thuật.

 a. Nội dung:

- Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:

+ Lũ trẻ lơ xơ chạy

+ Đàn chim dáo dác bay.

+ Bến Ghé tan bọt nước.

+ Đồng Nai nhuốm màu mây.

à Hình ảnh chân thực dựng lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.

- Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.

- Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân,

cứu đất  nước thoát khỏi nạn này.

à Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của Nguyễn Đình Chiểu.

 b. Nghệ thuật:

- Tả thực kết hợp với khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.

- Biện pháp đối lập, câu hỏi tu từ.

2. Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ gợi lại một thời đau thương của dân tộc, gợi lòng căm thù kẻ thù xâm lược.

Thao tác 1: Tiểu dẫn

    - GV:  cho học sinh đọc phần tiểu dẫn và nêu vài nét về Chu Mạnh Trinh và Chùa Hương Sơn.

- HS: đọc và trả lời.

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

GV:

- Chu Mạnh Trinh (1862- 1905 )

- Quê quán: làng Phú Thị- Đông Yên phủ Khoái Châu nay thuộc huyện Văn Giang Hưng Yên.

- Không chỉ giỏi về thơ mà còn là một nhà kiến trúc nổi tiếng.

 

 

Thao tác 2: Đọc hiểu

- GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

- HS: Suy ghĩ và trả lời.

GVtổ chức thảo luận nhóm

Nhóm 1:

Nội dung của 4 câu thơ đầu? Cảnh Hương Sơn được giới thiệu thông qua những hình thức giá trị nghệ thuật nào?

 

 

 

 

Nhóm 2:

Tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi đến với Hương Sơn như thế nào?

 

Nhóm 3.

Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

 

 

Đại diện từng nhóm trả lời:

Nhóm 1:

- Câu hỏi tu từ: Vừa giới thiệu, vừa khẳng định.

- Phép lặp: Giới thiệu khái quát cảnh chùa Hương.

+ Thế giới cảnh bụt - cảnh tôn giáo.

+ Danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam.

Nhóm 2:

- Sự hoà quyện giữa tấm lòng thành kính với tình yêu quê hương đất nước: Tác giả khoác lên cảnh vật linh hồn con người (chim cúng trái, cá nghe kinh) làm cho nó trở lên có hồn, phảng phất không khí của thần tiên, xa lánh cõi trần. Đây là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn nhà thơ, là sự khẳng định nhu cầu tinh thần của con người hướng thiện.

 

Nhóm 3.

Nghệ thuật tả cảnh qua sự phối hợp khéo âm thanh, màu sắc, không gian từ bao quát đến điểm tên đến theo bước chân du khách vừa đi vừa nhìn, vừa nghe vừa cảm nhận, tưởng tượng và nguỵên cầu, lòng lâng lâng và thành kính.

 

 

 

 

 

 

 

 

* GV đặt câu hỏi:

Qua đọc hiểu bài thơ, em hãy rút ra ý nghĩa của bài thơ ?

- HS thảo luận, trả lời.

 

 

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

I. Tiểu dẫn.

   1.Tác giả.

- Chu Mạnh Trinh (1862- 1905 )

- Quê quán:

- Không chỉ giỏi về thơ mà còn là một nhà kiến trúc nổi tiếng.

 2. Bài thơ.

- Đây là một trong ba bài thơ ông viết về Hương Sơn vào dịp ông đứng trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng nơi đây.

- Bài thơ làm theo thể hát nói, có biến thể.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Đọc

2. Định hướng nội dung và nghệ thuật.

a. Cái thú ban đầu đến với Hương Sơn.

- Câu hỏi tu từ: Vừa giới thiệu, vừa khẳng định.

- Phép lặp: Giới thiệu khái quát cảnh chùa Hương.

+ Thế giới cảnh bụt - cảnh tôn giáo.

+ Danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam.

-  Cảnh vật cụ thể của Hương Sơn:

+ Phép nhân hoá: Chim thỏ thẻ; cá lững lờ.

+ Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ đối: Tạo sắc thái huyền diệu.

à Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo. phảng phất sự biến hóa thần tiên.

+ Điệp từ này; cách ngắt nhịp 4/3, nghệ thuật so sánh, dùng từ láy, từ tượng hình gợi cảm.

àSự hăm hở, niềm yêu thích và khả năng tạo hình sinh động, biến hoá của tác giả. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả.

b. Nỗi lòng của du khách.

- Xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật.

- Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín  ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say.

c. Nghệ thuật:

Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.

3. Ý nghĩa văn bản:

Tình yêu quê hương, đất nước hoà quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.

 

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Câu hỏi 1: Con người Chu Mạnh Trinh có đặc điểm gì nổi bật?

a. Là nột ông quan thanh liêm và rất yêu thương dân chúng..
b. Là người tài hoa, sành nghệ thuật, đặc biệt là kiến trúc.
c. Là người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu..
d. Không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy

Câu hỏi 2: Cảnh Hương Sơn không được giới thiệu từ góc độ nào?

a. Từ ao ước chủ quan của tác giả.             .
b. Từ hình ảnh thực đang bày ra trước mắt tác giả.
c. Từ ý kiến đánh giá xếp hạng cảu người xưa.
d. Từ tình cảm, cảm xúc của người dân địa phương.

Câu hỏi 3: Cụm từ cảnh Bụt cho thấy cảnh Hương Sơn có đặc điểm gì?

a. Đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh.             
b. Vẻ đẹp thoát tục, thanh cao, pha màu tôn giáo thiêng liêng.
c.  Mọi vật đều yên tĩnh, trầm lắng, u buồn.
d. Cảnh ẩn chứa nhiều điều huyền bí, linh thiêng.

Câu hỏi 4: Câu: “Kìa non non, nước nước, mây mây”cho thấy cái địa thế riêng của cảnh Hương Sơn như thế nào?

a. Là một thắng cảnh tự nhiên, không có dấu vết nhân tạo.
b. Là nơi có cả cảnh núi non và biển cả bao la.
c. Là nơi có không gian vô cùng rộng lớn. 
d. Là một quần thể không gian nhiều tầng.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

ĐÁP ÁN

[1]='b'-[2]='d'-[3]='b'-[4]='d'

 

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

  Đọc bài thơ Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)

1/ Nêu cảm hứng bao trùm bài thơ ?

 2/ Ý nghĩa của các yếu tố thời gian, không gian trong câu thơ mở đầu với hiện thực được nói tới là gì?

3/ Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu 3-4 và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó.

 4/ Qua bài thơ, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ giá trị cuộc sống hòa bình hôm nay.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

1/ Cảm hứng bao trùm bài thơ là nỗi xót xa, đau đớn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trước cảnh mất nước

 2/ Ý nghĩa của các yếu tố thời gian, không gian trong câu thơ mở đầu với hiện thực được nói tới : Câu thơ mở đầu gợi ra không gian của một phiên chợ, thời gian lúc tan chợ- khi mọi người mua bán xong xuôi và trở về nhà. Lựa chọn không gian, thời gian đó, nhà thơ muốn diễn tả sự đổ vỡ bất ngờ của một nhịp sống bình thường khi tiếng súng vừa đột ngột vang lên.

            3/ Biện pháp tu từ trong 2 câu 3-4 là đảo trật tự cú pháp và đảo ngữ cuối dòng thơ.

Hiệu quả nghệ thuật : nhấn mạnh vẻ bàng hoàng, bơ vơ, tan tác của cả con người và thiên nhiên.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

- Nội dung : từ nỗi đau nước mất nhà tan trong bài thơ, thí sinh suy nghĩ về giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay. Từ đó, thể hiện ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ sơ đồ tư duy bài Chạy giặc, H. Sơn phong cảnh ca

+ Tìm đọc các bài viết về cuộc sống của nhân dân Nam Bộ thế kỉ XIX, cảnh Hương Sơn.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

-     Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap

-     Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.

  1. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ

-HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.

- Gv chốt lại: Bài Chạy giặc, hiểu đất nước rơi vào tay giặc, cảnh "Xẻ nghé tan đàn", thái độ của tác giả. Vẻ đẹp của Hương Sơn và thể hát nói.

- Chuẩn bị bài: Trả bài số 1

__________________________________________________________________________________

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.