Giáo án PTNL bài Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 7                                                                          

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

PHÂN TÍCH ĐÊ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm tìm hiểu đề, lập dàn ý, văn nghị luận

b/ Thông hiểu:Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vị tư liệu trong quá trình phân tích đề

c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý; một hiện tượng đời sống, nghị luận văn học

d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận từ dàn ý đã được lập

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài NLXH, NLVH

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận XH,VH

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày văn nghị luận

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;

-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình làm văn .

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức

 - Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết

- Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài

  1. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý
  2. Thái độ: Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài
  3. Định hướng hình thành phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn giáo viên đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.

- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành dàn ý. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm khi làm dàn ý.

- Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bât đông và giải quyêt vân đê theo hướng dân chủ.

III. Chuẩn bị

1/Chuẩn bị của giáo viên

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Những câu danh ngôn, những câu châm ngôn quen thuộc; những đề bài NLVH

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Chuẩn bị của học sinh

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định lớp (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- Thế nào là văn nghị luận?

- Thế nào là luận điểm, luận cứ?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

 - Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5p 

-   GV giao nhiệm vụ: GV đưa ra tình huống: Có một đề văn như sau: Phân tích chất dân gian trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

           Một bạn học sinh làm bài bằng cách lần lượt phân tích bài thơ theo bố cục Đề-Thực-Luận-Kết.

Theo em , cách làm đó đúng hay sai? Vì sao?

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: cách làm đó không đúng, do bạn đó không phân tích đề nên không xác định đúng vấn đề cần nghị luận, bài không đủ ý vì thiếu chuẩn bị dàn ý …

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong chương trình ngữ văn THCS, chúng ta đã làm quen với văn nghị luận, đặc biệt là đã rèn luyện được một số kĩ năng như: cách lập luận, cách xây dựng luận điểm, luận cứ…Trong tiết học này, chúng ta sẽ rèn luyện thêm một kĩ năng nữa nhằm tránh trường hợp lạc đề, xa đề khi làm bài: kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.

 

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian: 30 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS phân tích đề ( Nhắc lại kiến thức cũ đã học ở lớp 10).

GV cho HS đọc đề 1, đề 2 ở SGK.

+ Trong 2 đề trên, đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

+ Vấn đề cần nghị luận ở mỗi đề: yêu cầu về nội dung, các luận điểm…

+ Giới hạn dẫn chứng, các thao tác cần nghị luận ở cả hai đề?

+ Từ những cách tìm hiểu trên, hãy trình bày thế nào là cách phân tích đề văn?

 

HS chia thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1; 2: Trả lời câu hỏi yêu cầu ở đề 1

+ Nhóm 3; 4: Trả lời câu hỏi yêu cầu ở đề 2

- HS cử người trình bày trước lớp

- GV chốt lại

 

 

 GV yêu cầu HS căn cứ vào kết quả phân tích đề để lập dàn ý cho bài viết.

 

HS đọc đề 1, đề 2 ở SGK.

- Đề 1 thuộc dạng có định hướng, nêu rõ yêu cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng.

-Đề 2 là đề “ mở”: người viết phải tự tìm xem tâm sự, diễn biến, biểu hiện nỗi niềm của HXH).

 Nhóm 1; 2: Trả lời

+ Vấn đề cần nghị luận: “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”

+ Yêu cầu về nội dung: thấy được các ý.

-     Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén…

-     Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu:hỏng kiến thức, khả năng thực hành,…

-     Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

+ Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận bình luận, giải thích, chứng minh; dùng dẫn chứng thực tế xã hôi là chủ yếu.

Nhóm 3; 4: Trả lời câu hỏi yêu cầu ở đề 2

+ Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của HXH trong “Tự tình” II.

+ Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH: nỗi cô đơn, chán chường, khát khao được sống hạnh phúc …

+ Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu.

I/ PHÂN TÍCH ĐỀ.

* Đề 1:

a.Phân tích đề:

+ Vấn đề cần nghị luận:

+ Yêu cầu về nội dung:

+ Yêu cầu về phương pháp:

 

 

 

 

b.Lập dàn ý:

* Đề 2:

a.Phân tích đề:

+ Vấn đề cần nghị luận:

+ Yêu cầu về nội dung:

+ Yêu cầu về phương pháp:

 

b.Lập dàn ý: GV yêu cầu HS căn cứ vào kết quả phân tích đề để lập dàn ý cho bài viết.

=> Là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác chính và phạm vi dẫn chứng của đề …

- Trước khi phân tích đề phải:

+ Đọc kĩ đề.

+ Chú ý các từ then chốt.

+ Xác định quan hệ ngữ pháp giữa các vế ở đề ra.

- Phải xác định được đây là đề có định hướng cụ thể hay mở rộng.

+ Vấn đề cần nghị luận:

+ Yêu cầu về nội dung:

+ Yêu cầu về phương pháp:

 

* Thao tác 2 :  Hướng dẫn Hs lập dàn ý.

 GV nhắc HS nhớ lại bố cục bài nghị luận, nội dung và nhiệm vụ mỗi phần.

+ Thế nào là luận điểm? ở đề 1, có thể xác định được bao nhiêu luận điểm, bao nhiêu luận cứ? là những luận điểm, luận cứ nào?

+ Nhắc lại khái niệm luận cứ?

+ Vai trò mỗi phần trong lập dàn ý?

Phần đặt vấn đề có nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ của giải quyết vấn đề là gì? Phần kết thúc vấn đề có nhiệm vụ gì?

 

HS trả lời cá nhân

Mở bài: Nhìn chung phần mở bài thường có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề

Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận, quan hệ nhân - quả , diễn biến tâm trạng…)

Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhân định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

II/ LẬP DÀN Ý.

+ Là sắp xếp các ý theo trình tự logic.

1/ Xác lập luận điểm.

2/ Xác lập luận cứ.

3/ Sắp xếp luận điểm, luận cứ ( lập luận).

a/ Mở bài: Giới thiệu định hướng triển khai vấn đề.

b/ Thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ theo trình tự logic.

c/ Kết bài: Tóm lược, nhấn mạnh, mở rộng…

 

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1

Tổ chức hoạt động nhóm:

Nhóm 1+2: bài tập 1

Nhóm 3+4: bài tập 2

1. Bài tập 1:

a. Phân tích đề:

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Nội dung:

 + Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán

 + Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh thế kỷ XVIII

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

b.  Lập dàn ý:

* Mở bài:

  - Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh

  - Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài

* Thân bài:

- Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm của chúa Trịnh

  + Cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường

  + Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy

  + Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

  + Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

  + Bức chân dung Trịnh Cán

   o Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…)

   o Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa. Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí

    + Thái độ và dự cảm của tác giả

   o Phê phán cuộc sống ích kỷ, giàu sang, phè phỡn của nà chúa. Đặt cuộc sống xa hoa ấy vào thảm cảnh của người dân thường

* Kết bài:

- Nhìn lại một cách khái quát

- Nêu nhận xét.

2. Bài tập 2: Phân tích đề:

- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương

- Nội dung:

 + Dùng văn tự Nôm

 + Sử dụng các từ ngữ thuần Việt đắc dụng

 + Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận

- Phạm vi dẫn chứng: thơ Hồ Xuân Hương  là chủ yếu.

III/ LUYỆN TẬP

1/ Bài tập 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ Bài tập 2

 

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ: Xác định 3 yêu cầu: Yêu cầu về nội dung; Yêu cầu về phương pháp;Yêu cầu phạm vi tư liệu cho đề bài sau:

           Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau đây:“Trí tuệ phải động viên hành động. Không có trí tuệ thì hành động là vô bổ. Nhưng không có hành động thì trí tuệ là cằn cỗi”. (R.M Du Gard)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Trả lời:

-Yêu cầu về nội dung:Mối quan hệ giữa trí tuệ và hành động

 -Yêu cầu về phương pháp: sử dụng các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, bình luận

-Yêu cầu phạm vi dẫn chứng: liên quan đến xã hội.

 

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:5 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ: Lập dàn ý cho đề bài sau:

"Cần phải học thật nhiều để nhận thức được rằng mình biết còn rất ít”. (M. Mongtetxkio - Pháp, 1000 danh ngôn nổi tiếng, NXBT Văn hoá - Thông tin, năm 2009)

Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

I/ Mở bài:

- Dẫn ý liên quan

- Trích nhận định.

II/ Thân bài:

1. Giải thích ý kịến:

Câu nói trên khẳng định vai trò quan trọng của học vấn. Càng học nhiều, càng có nhiều kiến thức, con người càng nhận thức được những hiểu biết của minh là ít ỏi, hạn chế.

2. Bàn luận ý kiến

a. Khẳng định cầu nói trên là đúng, bởi vì:

- Càng học nhiều, con người càng hiểu được kiến thức của nhân loại là vô cùng vô tận, đa dạng, phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau...

- Càng học nhiều, con người càng hiểu được tốc độ phát triển về khoa học, kĩ thuật, tri thức... của thế giới rất nhanh, nếu không học tập sẽ lạc hậu...

- Càng học nhiều, con người còn tự nhận thức, khám phá chính minh, hiểu biết những hạn chế và giói hạn của mình.

b. Bàn luận mở rộng:

- Học tập là công việc suốt đời của con người, đặc biệt là tự học.

- Học để có kiến thức, học để hiểu chính mình mà khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

- Học phải gắn với hành. Phê phán những người coi thường việc học.. .(Cần có dẫn chứng từ đời sống, sách vở để chứng minh).

3. Bài học nhận thức và hành động:

-Nhận thức được câu nói trên là lời khuyên bổ ích. Học vấn có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người.

-Vượt khó khăn để nỗ lực học suốt đời, biết khiêm tốn để tiến bộ...

III/ Kết bài:

-Tóm lại tư tưởng

- Liên hệ bản thân

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Phân tích đề, lập dàn ý cho các đề bài sau:

1.Trong cuộc sống, không ít những người nghèo nhưng không hèn, tàn nhưng không phế. Anh ( chị) bày tỏ suy nghĩ về những con người đó.

1.                2.Từ bài thơ Câu cá mùa thu, viết một bài văn ngắn về chủ đề Mùa thu.

3.Cảm hứng nhân văn qua những bài thơ trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 11.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

   Thực hiện đúng 2 bước:

-     Phân tích đề

-     Lập dàn ý.

  1. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ

Nhắc lại phần ghi nhớ/ tr.24

- Chuẩn bị bài: Thao tác lập luận phân tích.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.