Giáo án PTNL bài Khóc Dương Khuê, Vinh khoa thi hương

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Khóc Dương Khuê, Vinh khoa thi hương. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 10                                                                        

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

Đọc thêm 2 bài                                                                                

KHÓC DƯƠNG KHUÊ

                                                      -Nguyễn Khuyến-

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

 

                                                         - Trần Tế Xương -

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nêu được các thông tin  về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp);- Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)

- Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng  trong văn bản.

b/ Thông hiểu:Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu  từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

c/Vận dụng thấp:Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua bài thơ

d/Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thơ trữ tình

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài thơ trung đại

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác giả, tác phẩm thơ trung đại

c/Hình thành nhân cách: -Yêu thương con người

-Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

-Sống tự chủ

-Sống trách nhiệm

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức:

-Tình cảm thân thiết của nhà thơ đối với bạn trong bài ” Khóc Dương Khuê”

 -Thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời . Qua đó, thấy được sự nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân pk nửa buổi đầu và tâm sự của TX trước tình cảnh đất nước.

  1. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại.
  2. Thái độ : Có ý thức xây dựng tình bạn đẹp , trân trọng những đóng góp của Tú Xương.

 - Giao tiếp, tự nhận thức, xác định giá trị.

  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực

-Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng của các tác giả được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi bài thơ.

-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhĩm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong mỗi tác phẩm

III. Chuẩn bị

  1. Thầy: - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .

Soạn giáo án - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo - Sưu tầm tranh, ảnh về Dương Khuê, về thi cử ngày xưa.

  1. Trò: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm...
  2. Tổ chức dạy và học.
  3. Ổn định lớp (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Hãy phân tích hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú

  1. Bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

 - Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5p 

-   GV giao nhiệm vụ: - Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

- Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

- Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Khuyến, Tú Xương

- Lắp ghép tác phẩm với tác giả

- Đọc, ngâm thơ liên quan đến bài thơ Khóc Dương Khuê

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới:

 Bên cạnh những vần thơ viết về làng cảnh Bắc Bộ thì Nguyễn Khuyến còn là nhà thơ  chuyên viết về tình bạn thân thiết như “ Bạn đến chơi nhà “, “ khóc Dương Khuê”,…Bài thơ “ khóc Dương Khuê “ được viết khi nhà thơ hay tin Dương Khuê – bạn đồng khoa với ông qua đời.Bài thơ thể hiện tình bạn thủy chung chân thành của Nguyễn Khuyến.

  -Tú Xương đã từng viết:

“ Nào có ra gì cái chữ nho.

Ông nghè ông cống cũng nằm co.

Chi bằng đi học làm ông phán.

Tối rượu sâm, banh sáng sữa bò.”

   Đúng vậy, cuối thế kỉ XIX  khi thực dân sang xâm lược nước ta cùng với sự mục ruỗng thối nát của XHPK cuộc sống của các nhà nho vô cung khổ cực, đặc biệt là những nhà nho thất cơ lỡ vận nhưng khoa thi Hán học vẫn được tổ chức. Vậy thực trạnh của các khoa thi đó như thế nào, điều này được Tú Xương phản ánh trong bài thơ “ Vịnh khoa thi Hương “.

 

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (  20  phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 : Đọc diễn cảm

GV yêu càu HS đọc: Chú ý nhịp thơ song thất lục bát (2 câu 7: 3 - 4 hoặc 3 - 2 - 2; 2 câu lục bát: nhịp 2 - 2 - 2; 4 - 4, hoặc các nhịp biến đổi 3 - 5, 2 - 4...); giọng đọc cần thể hiện sự xót xa, tiếc nuối, đau đán cố kìm nén mà vẫn lộ ra, có gì như oán trách, có gì như cam chịu.

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

- Nguyễn Khuyến: 1835, quê Hà Nam. Dương Khuê: 1839, quê Hà Sơn Bình.

- Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan. Nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó.

- Nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến làm bài thơ này khóc bạn.

- Bài thơ viết bằng chữ Hán có nhan đề là : Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư. Có bản dịch là Khóc bạn. Lâu nay quen gọi là Khóc Dương Khuê.

- Sau này tự tác giả dịch ra chữ Nôm.

 

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1

Nhận xét sơ bộ về tình bạn sau khi tiếp cận bài thơ? Giá trị nghệ thuật qua cách dùng từ ở 2 câu thơ đầu?

 

Nhóm 2.

Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?

 

Nhóm 3.

Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời? Em hiểu câu thơ này như thế nào?

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua, không phải không tiền không mua?

Nhóm 4.

Đọc lại bài thơ. Phân tích diễn biến tâm trạng của tác giả trong bài thơ? Rút ra ý nghĩa?

     HS nối nhau đọc diễn cảm từ 1 - 2 lần toàn bài. Nhận xét kết quả đọc.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

 

Nhóm 1 trình bày:

Câu thơ như tiếng thở dài

- Hư từ : Thôi à Tiếng than nhẹ nhàng, gợi cảm, đau đột ngột khi vừa nghe tin bạn mất.

- Cách xưng hô : Bác:  Sự trân trọng tình bạn người cao tuổi.

- Hình ảnh : Man mác, ngậm ngùi: → nỗi mát mát như chia sẻ với đất trời. Nhịp điệu câu thơ cũng tạo nên sự nghẹn ngào chua xót.

à Nghệ thuật nói giảm, cách dùng hư từ và những hình ảnh mang tính tượng trưng, làm nhẹ nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất.

Nhóm 2 trình bày:

-Tiếng khóc như giãi bày, làm sông lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết:, hay tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.

- Cùng thi đậu, cùng vui chơi, cùng nhau uống rượu, cùng gặp nhau một lần, cả hai cùng sống trong cảnh hoạn nạn và cùng đang trong tuổi già.

à Tình bạn keo sơn, thắm thiết. Bộc lộ nỗi niềm trong tâm trạng thầm kín với nỗi đau thời thế.

Nhóm 3 trình bày:Mất bạn Nguyễn Khuyến như mất đi một phần cơ thể.

- Muốn gặp bạn nhưng tuổi già không cho phép. Nay bạn mất, đau đớn vô cùng.

- Mất bạn trở nên cô đơn : Rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy, giường treo lên.

- Ngôn ngữ thơ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: Lặp 5 từ không trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất  bạn.

à Tình bạn già mà vẫn keo sơn, gắn bó.

Nhóm 4 trình bày:

Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.

Bài Khóc Dương Khuê

A. Tiểu dẫn:

 - Giới thiệu: Dương Khuê (1839-1902) người làng Vân Đình tỉnh Hà Đông

- Bài thơ lúc đầu có tên  (Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng Thư)

B. Đọc hiểu văn bản:

 I. Đọc văn bản, bố cục

- Bố cục: 4 phần

+ 2 câu thơ đầu: nỗi đau ban đầu

+ 20 câu tiếp: Hồi tưởng lại những kỷ niệm về tình bạn

+ 12 câu tiếp; Tâm trạng day dứt  khi bạn dứt áo ra đi.

+ 4 câu thơ cuối: Trở lại nỗi đau mất bạn

II. Tìm hiểu văn bản

  1. Nội dung:

 - Hai câu đầu: Nỗi xót xa khi nghe tin bạn mất. Câu thơ như một tiếng thở dài. nỗi mất mát ngậm ngùi như chia sẻ với trời đất. Nhịp điệu câu thơ cũng tạo nên sự nghẹn ngào, xót xa.

 

 - Từ câu 3 đến câu 22: Tình bạn chân thành, thuỷ chung gắn bó, tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết: tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.

 

 

 - Những câu thơ còn lại: Nỗi hẫng hụt mất mát. Mất bạn, Nguyễn Khuyến hẫng hụt, như mất đi một phần cơ thể. Những hình ảnh, điển tích càng tăng thêm nỗi trống vắng khi bạn không còn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nghệ thuật: Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.

 

3. Ý nghĩa văn bản

   Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thuỷ chung, gắn bó, hiểu thêm một khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến.

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

-GV yêu cầu HS đọc diễn cảm

Chú ý cách ngắt nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, giọng điệu trào phúng cay độc, manh mẽ của Tú Xương để đọc cho phù hợp những câu thơ có phép đối, những động từ, từ láy độc đáo.

 

Thao tác 2: Tổ chức cho HS phát biểu cá nhân:

1. Hai câu đề

Cho biết cảnh trường thi được tác giả miêu tả như thế nào?

2. Hai câu thực và hai câu luận

GV hỏi: Nét đặc sắc của trong cặp đối như thế nào và thể hiện điều gì? Các từ láy lôi thôi, ậm oẹ thuộc loại từ láy gì? Ý nghĩa biểu vật và biểu cảm của chúng.

3. Hai câu kết

      Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước hiện thực trường thi? Nêu ý nghĩa nhắn nhủ ở hai câu cuối?

 

GV: Qua bài thơ em hãy nêu nghệ thuật và văn bản trên có ý nghĩa như thế nào? Liên hệ đến việc thi cử hiện nay?

HS đọc từ 3 - 4 lần toàn bài thơ.

1.Hai câu đề

HS đọc lại, phát hiện từ đáng chú ý.

Chủ yếu mang tính tự sự: kể lại cuộc thi năm Đinh Dậu. Theo thông lệ do nhà nước mở, cứ 3 năm 1 lần.

Nét đặc biệt: thí sinh Hà Nội và Nam Định thi chung ở Nam Định (theo chủ trương giảm bớt kì thi để đến năm 1915, 1918 bỏ hẳn kì thi chữ Hán). Từ lẫn chỉ sự lẫn lộn, báo trước sự thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử.

2.Hai câu thực và hai câu luận

HS đọc diễn cảm.

 

HS thảo luận ngắn, phát biểu.

             Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo trật tự cúa pháp, kết hợp với những từ giàu hình ảnh, âm thanh nhấn mạnh vào sự nhốn nháo ô hợp của trường thi. Sĩ tử thì nhếch nhác,lôi thôi. Trường thi đầy những cảnh chướng tai gai mắt(sĩ tử nhếch nhác, mụ đầm thì váy lê,..)

3. Hai câu kết

Chủ yếu chuyển giọng trữ tình, lay gọi ai đó, thực chất là sĩ tử - những trí thức, những nhân tài đất nước trong hiện tại cần thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, thân phận, của đất nước mà căm ghét bọn ngoại bang, bọn sứ đầm, đừng quên nhục mất nước.

Bài Vịnh khoa thi Hương

A.Tiểu dẫn

     - Hoàn cảnh sáng tác: Bài Vịnh khoa thi Hương (có bản ghi là Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) là bài thơ thuộc đề tài thi cử, thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và con đường khoa cử của riêng ông.

B. Đọc hiểu văn bản

I. Đọc văn bản, thể thơ, bố cục

+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú,

+ bố cục: Đề thực luận kết

II. Tìm hiểu văn bản

   1. Nội dung:

 - Hai câu đầu: Sự xáo trộn của trường thi…

 - Bốn câu tiếp: Cảnh trường thi nhốn nháo ô hợp.

 - Hai câu cuối: Thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nghệ thuật:

 - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, am thanh đảo trật tự cú pháp;

 - Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước châm biếm;

3. Ý nghĩa văn bản

Bài thơ cho người đọc thấy được thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

 

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

Câu hỏi 1: Nét nghĩa nào phù hợp với từ nhớ trong câu: “Nhớ từ thưở từ đăng khoa ngày trước”?

a. Giữ lại trong trí óc điều đã cảm biết, nhận biết để rồi sau đó có thể tái hiện được.
b. Tái hiện ra trong trí óc những điều trước đó đã từng nhận biết,cảm biết.
c. Nghĩ đến với tình cảm tha thiết,muốn được gặp,được thấy người hay cảnh thân thiết nào đó hiện đang ớ cách xa.
d.Nghĩ đến với nỗi buồn tiếc người vào hay những gì đó đáng quý mà vĩng viễn mất đi ,qua đi.

Câu hỏi 2:  Từ thôi được lặp ba lần trong câu: “Biết thôi,thì thôi thì thôi mới là!”góp phần thể hiện nội dung gì?

a. Tác giả muốn Dương Khuê không nhắc đến chuyện tuổi già.
b. Tác giả như muốn quên đi thật nhanh những điều bất đắc dĩ.
c. Tác giả ngậm ngùi về tuổi già cuả mình và bạn.
d. Tác giả dự cảm về sự ra đi của mình và bạn.

Câu hỏi 3: Hình ảnh quan sứ mụ đầm được nói đến trong hai câu luận cho thấy điều gì?      

a. Tầm quan trọng của khoa thi năm Đinh Dậu.
b. Sự khoa trương của khoa thi năm Đinh Dậu.
c. Quy mô  rộng rãi và to lớn của khoa thi năm Đinh Dậu.
d. Sự thiếu tôn nghiêm và có phần lố bịch của khoa thi năm Đinh Dậu.   

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

[1]='b'

[2]='b'

[3]='d'

[4]='a'

 

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Đọc hai thơ sau và trả lời câu hỏi:

 Bác Dương thôi đã thôi rồi,
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

( Trích Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến)

1/ Xác định thể thơ của hai câu thơ? Cách ngắt nhịp như thế nào? Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó là gì?

 2/ Cụm từ thôi đã thôi rồi sử dụng biện pháp tu từ gì ?Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?

  3/ Từ láy man mác, ngậm ngùi có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng của nhà thơ khi nghe tin bạn mất?

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện

Trả lời:

1/ Thể thơ lục bát. Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 thể hiện đúng trường độ đứt đoạn của tiếng nấc nghẹn ngào trong nỗi đau đến quá bất ngờ. Câu bát nhịp 4/4 chậm lại, dàn trải đều đặn làm nỗi đau lan tỏa ra không gian, trời đất.

2/ Cụm từ thôi đã thôi rồi sử dụng biện pháp tu từ nói giảm.

Hiệu quả nghệ thuật: dùng để giảm nhẹ nỗi đau nhưng thực chất đầy đau đớn, mất mát của nhà thơ khi nghe tin bạn mất.

3/ Từ láy man mác, ngậm ngùi có ý nghĩa diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa của nhà thơ khi nghe tin bạn mất. Nỗi đau ấy nhuốm cả trời đất, lan tỏa trong không gian và thấm vào chiều sâu tâm hồn.

 

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ sơ đồ tư duy bài Khóc Dương Khuê, Vịnh khoa Thi Hương

+ Tìm đọc các bài viết về Dương Khuê, Lịch sử khoa cử Việt Nam dưới thời phong kiến và Pháp thuộc.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

-     Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap

-     Tra cứu tài liệu trên mạng, trong sách tham khảo.

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ

HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật.

 Gv chốt lại: - Tình bạn chân thành thuỷ chung.

                    - Cảnh trường thi và tâm trạng của tác giả.

- Chuẩn bị bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.