Tiết 33
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm về thao tác, so sánh
b/ Thông hiểu:Xác định đúng các thao tác lập luận so sánh trong những ngữ liệu cho trước
c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận so sánh;
d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận so sánh
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác so sánh
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: sử dụng thao tác so sánh
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản
-Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ
- Nội dung trọng tâm
<strong>1. Kiến thức</strong>
- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học
- Kĩ năng
Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh khi hành văn
- Thái độ: rèn luyện ngôn ngữ, thao tác lập luận.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.
- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.
-Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ:
Phân tích ngắn gọn nhân vật viên quản ngục?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 2 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Tố Hữu nhìn cuộc sống bằng đôi mắt lạc quan của một người làm công tác chính trị, luôn hướng về tương lai tươi sáng và chỉ miêu tả những gì gợi sự phấn chấn, tin tưởng. Trái lại, Phùng Quán quan sát và miêu tả cuộc sống từ những hình ảnh thực đang diễn ra hằng ngày, trước mắt. Nhận xét này có được nhờ có sự so sánh hình ảnh trẻ thơ trong 2 văn bản.Chúng ta đã học xong phần lí thuyết thao tác lập luận so sánh. Hôm nay, chúng ta tiếp tục làm phần thực hành. |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS Ôn tập về lập luận so sánh.
- Thế nào là so sánh? Có mấy cách so sánh?
HS Tái hiện kiến thức và trình bày. - So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy. - So sánh tương đồng: So sánh để thấy được sự giống nhau giữa các đối tượng. - So sánh tương phản: So sánh để thấy được sự khác nhau giữa các đối tượng. |
I. Ôn tập về lập luận so sánh. - So sánh là : - So sánh tương đồng: - So sánh tương phản:
|
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS LUYỆN TẬP
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Bài tập 1. Nhóm 2: Bài tập 2 Nhóm 3: Bài tập 3
Nhóm 4: Bài tập 4
Mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận: * Nhóm 1 - Tình cảm khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ: + Điểm giống nhau: Đều rời quê hương đi xa từ lúc trẻ và trở về khi tuổi đã cao. Khi trở về đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình. + Hai nhà thơ sống ở hai thời đại cách xa nhau hơn một nghìn năm, có tâm sự giống nhau: Khoảnh khắc giật mình với những tiếc nuối, bâng khuâng. * Nhóm 2 - Mùa xuân, mùa thu chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch được ít, càng về sau thu hoạch được nhiều hơn. Học thì lúc đầu khó khăn. về sau hiểu dần, khôn lớn trưởng thành - có học vấn. à Trồng cây thì tăng thu nhập kinh tế. Học tập thì trưởng thành về trí tuệ. * Nhóm 3 + Giống nhau: Cùng là thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ cách gieo vần, luật đối chặt chẽ. + Khác nhau: Thơ Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày như từ : tiếng gà, trên bom, mõ thảm,…và cả những từ có vần hiểm hóc như: cớ sao om; già tom; mõm mòm…Có một câu dùng nhiều từ Hán Việt “ Tài tử văn nhân ai đó tá?” => Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi, bình dị tuy có phần chua xót nhưng vẫn tinh nghịch. Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng như : hoàng hôn; mục tử; cô thôn;…và những thi liệu Hán học: ngàn mai; dặm liêu và sử dụng điển cố, điển tích như Chương Đài. => Phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan trang trọng đài các. * Nhóm 4
|
II. Luyện tập. Bài tập1. - Tình cảm khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ: + Điểm giống nhau: + Điểm khác nhau: => Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng tâm trạng khi xa quê trở về đều có những nét tương đồng
Bài tập 2. Học cũng như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
Bài tập 3. So sánh ngôn ngữ trong hai bài thơ của bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương: + Giống nhau: + Khác nhau:
=> Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi, bình dị tuy có phần chua xót nhưng vẫn tinh nghịch. Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng như : hoàng hôn; mục tử; cô thôn;…và những thi liệu Hán học: ngàn mai; dặm liêu và sử dụng điển cố, điển tích như Chương Đài. => Phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan trang trọng đài các. Bài tập 4. - Tham khảo đoạn văn so sánh tương phản: Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt...các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái ngây thơ, xinh xắn, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi; ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đỗng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi...,cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu...( Lưu Trọng Lư ). |
& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: So với người lính thú thời xưa trong ca dao Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa, người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có điểm gì khác nhau ?Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) làm rõ sự khác nhau đó. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Thấy được sự khác nhau : hình ảnh người lính xưa trong ca dao chỉ chiến đấu cho vua chúa, vì quyền lợi của vua chúa và giai cấp thống trị, bị bắt buộc đi tham gia chiến trận nên mang trong lòng nỗi đau đớn qua tiếng khóc xót xa. Còn người nông dân khoác áo lính trong bài Văn tế chiến đấu với tinh thần tự nguyện, sẵn sàng hi sinh xương máu để đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc. |
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Xác định câu văn thể hiện lập luận so sánh trong đoạn trích sau : Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca ngợi Nguyễn Trãi như sau : “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong toà ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ... Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tuỵ cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tỉnh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý ưọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng của dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi! (Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, dẫn theo Nguyễn Trãi - thơ và đòi, Sđd) - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tuỵ cho một lí tưởng cao quý. |
& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: +Sưu tầm những bài tiểu luận, phê bình các tác phẩm văn học có sử dụng thao tác lập luận so sánh -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
Xác định đúng các câu văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh
|
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 3 PHÚT)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài -Gv chốt lại: kiến thức của các bài tập. |
- Chuẩn bị bài: Chữ người tử tù |
___________________________________________________________________________