Giáo án PTNL bài Câu cá mùa thu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Câu cá mùa thu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 6                                                                          

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

CÂU CÁ MÙA THU

(Thu điếu)

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nêu được các thông tin  về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp);- Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)

- Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng  trong văn bản.

b/ Thông hiểu:Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu  từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

c/Vận dụng thấp:Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua bài thơ

d/Vận dụng cao: Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu về thơ trữ tình

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài thơ trung đại

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác giả, tác phẩm thơ trung đại

c/Hình thành nhân cách: -Yêu thương con người

-Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

-Yêu nước (yêu thiên nhiên, …)

-Sống tự chủ

-Sống trách nhiệm

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh VN vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.

  1. Kĩ năng

- Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.

  1. Thái độ:

Trân trọng tài năng của nguyễn Khuyến và bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

-Năng lực đọc hiểu một văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại

-Năng lực trình bày suy  nghĩ, cảm nhận  của cá nhân về ý  nghĩa văn bản

-Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của  nhà thơ được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: học sinh nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm; hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm; hình thành và nâng cao những xúc cảm thẩm mỹ...

III. Chuẩn bị

  1. GV: -Giáo án, phiếu bài tập, câu hỏi

-Tranh ảnh tác giả Nguyễn Khuyến, hình ảnh trực quan về mùa thu, nhạc, video

-Bảng phụ

-Bảng phân công nhiệm vụ cho HS (bảng nhóm)

-Bảng giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà

  1. HS

-SGK

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định lớp (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Nêu những nét chính về tác giả HXH? Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật?

  1. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

 - Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5p 

Hoạt động của Thầy và trò

Chuẩn kiến thức kĩ năng  cần đạt, năng lực cần phát triển

-   GV giao nhiệm vụ:

+ Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như “ Tiếng thu” (Lưu trọng Lư), cảm thu, tiễn thu của (Tản Đà), Đây mùa thu tới( Xuân Diệu),… Và hôm nay ta sẽ đến với cảnh thu điển hình của làng cảnh Việt Nam: mùa thu ở Bắc Bộ qua bài “ Thu điếu” Nguyễn Khuyến.)

-  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

 

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:20 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

 

* GV hỏi: Trình bày ngắn gọn về : quê hương,gia đình,bút hiệu,cuộc đời,sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Khuyến.

 

* HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

* GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

1.  Tác giả:

(1835- 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Thắng sau đổi thành Nguyễn Khuyến

- Quê quán: Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- Hoàn cảnh xuất thân: Trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng -> ảnh hưởng đến Nguyễn Khuyến

- Bản thân: Thông minh, chăm chỉ, đỗ đạt cao (Đỗ đầu cả 3 kì thi Hương, Hội, Đình -> Tam nguyên Yên Đổ)

- Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không màng danh lợi, không hơp tác với kẻ thù sau đó về ở ẩn tại quê nhà

-> NK là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết không hợp tác với kẻ thù.

2. Tác phẩm:

- GV yêu cầu HS đọc và  chia bố cục bài thơ

 - HS quan sát SGK trả lời.

 

I. Tìm hiểu chung:

 

 

1. Tác giả: ( 1835- 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Thắng sau đổi thành Nguyễn Khuyến

- Quê quán:

- Hoàn cảnh xuất thân:

- Bản thân:

- Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không màng danh lợi, không hơp tác với kẻ thù sau đó về ở ẩn tại quê nhà

-> NK là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết không hợp tác với kẻ thù.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm:

- Sáng tác của Nguyễn Khuyến cả chữ Hán và chữ Nôm  với số lượng lớn , còn 800 bài thơ văn

  - Nội dung thơ NK thể hiện tình yêu đất nước bạn bè , phản ánh cs thuần hậu chất phác.

   - Đóng góp lớn nhất của ông là mảng đề tài  viết về làng quê, đặc biệt là mùa thu, tiêu biểu là chùm thơ thu.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

Hoạt động 1: Đọc văn bản:

- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó.

- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản  như thế nào

* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

 

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhôm, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

Nhóm 1+2: Phân tích cảnh thu qua bài thơ? ( qua điểm nhìn, màu sắc,âm thanh, không khí, cảnh vật, nhận xét chung?)

 

* Nhóm 1+2:

-Trong bài thơ "Câu cá mùa thu", cảnh thu được cảm nhận từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

    -Từ điểm nhìn ấy, cảnh thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

- Các từ ngữ tả màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt ; tả đường nét: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Hiệu quả nghệ thuật của những từ ngữ đó là : tạo không khí mùa thu dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật làng quê Bắc Bộ nói riêng, nông thôn Việt Nam nói chung.

 

Nhóm 3+4: Phân tích Tình thu qua bài thơ? Bài thơ "Câu cá mùa thu " nói chuyện câu cá mà thực ra có phải là câu cá hay không? Vì sao?

 

* Nhóm 3+4:

- Bài thơ "Câu cá mùa thu " nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng. Cái dáng vèo của lá vàng dường như xuất hiện lạc lõng nhưng nó lại rất hợp với cái tâm sự thời thế của nhà thơ- một sự đau buồn trước sự thay đổi quá nhanh chóng của thời thế. Cái thế ngồi bó gối ôm cần đầy tâm trạng của nhà thơ ở hai câu thơ cuối cũng góp phần thể hiện nổi bật tâm sự ấy.

- Cảnh thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu " là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn vì Không gian trong bài thơ là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Cuối bài thơ có một tiếng động âm thanh duy nhất nhưng lại mơ hồ, khiến cảnh vật càng thêm tĩnh lặng. Không gian đó đã đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ.

 

 

 

 

Thao tác 3:

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

 

- GV: Đặt câu hỏi Em hãy cho biết, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản? Gv cho hs đọc ghi nhớ.

 

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

 

 

II. Đọc hiểu chi tiết:

1. Nội dung:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    a/ Hai câu đề:

Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà ao thu, chiếc thuyền câu bé tẻo teo; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu. và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác lạnh lẽo, yên tĩnh lạ thường

+Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo -> rất nhỏ( chú ý cách sử dụng từ láy và cách gieo vần “eo” của tác giả)

+Từ ngữ: lẽo, veo, teo...có độ gợi cao

- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao-> đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

b/ Hai câu thực:

Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu.         

        +Mặt ao – sóng biếc->nước mặt ao phản chiếu màu cây màu trời trong xanh một màu

      - hơi gợn tí -> chuyển động rất nhẹ =>sự chăm chú quan sát của tác giả

+Hình ảnh “ Lá vàng......”-> đặc trưng tiêu biểu của mùa thu. “ khẽ đưa vèo” -> chuyển động rất nhẹ rất khẽ => Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế.

c/ Hai câu luận:

  Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và sâu với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh , cao, trong, nhẹ...

   - Không gian mùa thu được mở rộng:

   +Trời xanh ngắt -> xanh thuần một màu trên diện rộng => đặc trưng của mùa thu.

    +Tầng mây lơ lửng trên bầu trời -> quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.

- Khung cảnh làng quê quen thuộc:ngõ xóm quanh co, hàng cây tre, trúc....->yên ả tĩnh lặng.

d/ Hai câu kết:

  Hình ảnh của ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế. - Trong cái không khí se lạnh của thôn quê bỗng xuất hiện hình ảnh một người câu cá:

-Tựa gối ôm cần....Cá đâu đớp động.+ “ Buông”: Thả ra( thả lỏng)  đi câu để giải trí,để ngắm cảnh MT+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”-> sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu.

2. Nghệ thuật:

- Bút pháp thuỷ mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh;

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

3. Ý nghĩa văn bản.

Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác gả.

 

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Câu hỏi 1: Nội dung của sáu câu đầu trong bài thơ "Câu cá mùa thu"là gì?
a. Giới thiệu quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sống.
b. Nêu lên sự đánh giá của tác giả về sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
c. Miêu tả thần thái mùa thu ở một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
d.Miêu tả một kiểu câu cá của nhà thơ.

Câu hỏi 2: Nét nghĩa nào sau đây phù hợp với từ lơ lửng?
a. Nổi lên thành những vệt,những nếp nhăn nhỏ thoáng thấy qua trên bề mặt phẳng.
b. Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái một cách rất nhanh,chỉ trong khoảnh khắc,đến mức như có muốn làm gì cũng không thể kịp.
c. Ở trạng thái di động nhẹ ở khoảng giữa, lưng chừng,không dính vào đâu, không bám vào đâu.
d. Cách đánh mức hoặc mức độ hoạt động không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng không khí yên tĩnh chung.

Câu hỏi 3: Vắng teo nghĩa là gì?
a. Vắng vẻ và lặng lẽ.
b. Rất vắng, không có hoạt động của con người.
c. Vắng vẻ và thưa thớt.
d. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.

Câu hỏi 4: Cảnh vật mùa thu được nhắc đến trong sáu câu thơ đầu có đặc điểm gì?
a. Vừa sinh động vừa giàu sức sống.
b. Vừa trong vừa tĩnh lặng.
c. Vừa lạnh lẽo vừa hiu hắt.
d. Vừa tươi tắn vừa mát mẻ.

Câu hỏi 5: Câu thơ thứ sáu trong bài thơ có sử dụng mô típ ngõ trúc vắng teo trong thơ cổ. Mô típ này dùng để nói về điều gì?
a. Cảnh thiên nhiên tĩnh lặng.
b. Nhà (ai đó ) vắng người.
c. (Ai đó) không làm quan.
d. Nhà (ai đó ) rất nghèo

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

ĐÁP ÁN

[1]='c'

[2]='c'

[3]='b'

[4]='b'

[5]='b'

 

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ: Đọc bài thơ Câu cá mùa thu:

1/ Xác định các từ láy trong bài thơ ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ láy đó?

 2/ Từ đâu trong câu Cá đâu đớp động dưới chân bèo là đại từ phiếm chỉ hay hư từ phủ định? Nêu ý nghĩa nghệ thuật của từ này ?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

 1/Các từ láy trong bài thơ :

-lạnh lẽo : không hẳn nói về cái lạnh của nước mà nói về không khí đượm vẻ hiu hắt của cảnh vật cũng như tâm trạng u uẩn của nhà thơ.

-tẻo teo: có thể được giải thích là rất nhỏ (chiếc thuyền câu nhỏ), âm eo được lặp lại gợi liên tưởng về một chiếc thuền câu đang mỗi lúc một thu hẹp, phù hợp với cái nhìn của nhà thơ muốn mọi vật thu lại vừa trong tầm mắt, không mở ra quá rộng làm cho không khí suy tư bị loãng đi.

-  lơ lửng :vừa gợi hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng không, vừa gợi trạng thái mơ màng của nhà thơ.

Hiệu quả nghệ thuật : tạo ra vẻ thuần Nôm cho tác phẩm mà còn có tác dụng làm tăng nhạc tính. Từ láy vừa mô phỏng dáng dấp, động thái của sự vật, làm cho sự vật hiện lên sống động, vừa thể hiện được biến đổi tinh vi trong cảm xúc chủ quan của người sáng tạo

           2/ Từ đâu trong câu Cá đâu đớp động dưới chân bèo là đại từ phiếm chỉ . Ý nghĩa nghệ thuật: Một tiếng động duy nhất - tiếng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ một cái "động" rất nhỏ. Đây là nghệ thuật lấy"động" nói "tĩnh", một thủ pháp nghệ thuật gợi tả quen thuộc của thơ cổ điển.

 

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+Vẽ bản đồ tư duy bài thơ

+ Tìm đọc thêm 2 bài : Thu vịnh và thu ẩm

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Ghi lại 2 bài thơ theo yêu cầu

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN

 -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật

 -Gv chốt lại: Cảnh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ và tâm trạng của tác giả.

- Chuẩn bị bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;

___________________________________________________________________________

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.