Giáo án PTNL bài Một thời đại trong thi ca

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Một thời đại trong thi ca. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần 30: Tiết 108,109,110 ọc văn

 

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

(Hoài Thanh)

 

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả trong Phong trào thơ Mới ( 1930-1945)

b/ Thông hiểu: HS hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ mới  trong ý nghĩa văn chương và xã hội.

c/Vận dụng thấp: Bàn về 1 nội dung mang tính lí luận trong bài phê bình của Hoài Thanh;.

d/Vận dụng cao:

- Vận dụng hiểu biết về bài phê bình để phân tích những bài thơ đã học trong phong trào thơ Mới;

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thông qua bài phê bình;;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học;

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản phê bình văn học;

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản phê bình văn học;

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của bài phê bình trong lịch sử văn học dân tộc

-Biết trân quý những giá trị văn hóa mà bài phê bình đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong bài phê bình của Hoài Thanh.

  1. Nội dung trọng tâm

<strong>1.Kiến thức</strong>

           -Khái quát vài nét về nhà phê bình văn học Hoài Thanh

            - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ mới  trong ý nghĩa văn chương và xã hội.

  1. Kĩ năng

Rèn kỷ năng phân tích thể loại phê bình văn học.

  1. Thái độ:

Có ý thức gìn giữ và đánh giá đúng mực những giá trị mới của  thơ ca dân tộc.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài phê bình thơ Mới của Hoài Thanh;

           - Năng lực đọc – hiểu  các bài phê bình văn học;

           - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về phê bình văn học;

           - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những bài phê bình văn học;

- Năng lực phân tích, so sánh nghệ thuật phê bình văn học giữa các cây bút phê bình trong VH hiện đại VN.

           - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

         -Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Phong trào thơ Mới. ;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Bình luận khác giải thích và chứng minh ở điểm nào?( 5 phút)
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

 

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: Tổ chức TRÒ CHƠI Ô CHỮ liên quan đến tác giả, tác phẩm trong Thơ Mới đã học;

* HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ Mới

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả, tác phẩm thơ Mới 1930-1945

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:

      “Cuộc đời của Hoài Thanh từ thuở thiếu thời cho đến lúc trái tim ngừng đập là một chuỗi dài của những cuộc tìm kiếm đầy thích thú mê say cái hay và vẻ đẹp của văn chương. Như một nhà địa chất cần mẫn và yêu nghề, Hoài Thanh đã phát hiện được không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp bụi thời gian hoặc trong các mạch chìm nổi của cuộc đời, nhất là trong hiện tại” (Từ Sơn). Và cũng đúng như lời thơ bất hủ của Nguyễn Du: “Sống là thể phách, thác là tinh anh”, với Hoài Thanh, cái tinh anh mà ông để lại cho đời chính là những tác phẩm phê bình văn học tài hoa và tinh tế, mà đỉnh cao là cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng thẩm bình văn học của con người tài hoa này.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(70 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

GV: Gọi một HS đọc phần tiểu dẫn.

 GV: Cho HS phát biểu những gì mà các em biết những gì mà các em biết về Tác giả..

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

- Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ. Ông gọi lối phê bình của mình là “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế, hài hòa và luôn thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh. Hoài Thanh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Đây là phần cuối của tiểu luận: “Một thời đại trong thi ca”. Tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, là công trình tổng kết có giá trị về phong trào Thơ mới lãng mạn 1930-1945.

- Văn bản thuộc loại Nghị luận về một vấn đề văn học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 GV: Dựa vào phần tiểu dẫn hãy giới thiệu vị trí đoạn trích?

 

 

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1.Tác giả:

- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, sớm tham gia phong trào yêu nước. Viết văn từ những năm mới ngoài 20 tuổi. Hoạt động chủ yếu trong ngành văn hoá nghệ thuật: là nhà văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất là “Thi nhân Việt Nam”. Ông được tặng giải thưởng HCM.

2. Một thời đại trong thi ca:

- Văn bản nghị luận về 1 vấn đề văn học

- Là bài tiểu luận đặt ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam

- Nội dung: tổng kết 1 cách sâu sắc về phong trào Thơ mới

3. Đoạn trích:

a.Xuất xứ và vị trí

- Tiểu luận mở đầu Thi nhân Việt Nam

=> Sự khám phá và đánh giá đầu tiên; là công trình tổng kết có giá trị về phong trào thơ mới.

b. Bố cục : 3 phần

- Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

- Tinh thần thơ mới: chữ tôi

- Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

-Gv hướng dẫn HS cần xác định đúng giọng đọc và luyện đọc nhiều lần: giọng đọc kết hợp sự chậm rãi, bình tĩnh, sâu lắng và thiết tha, sôi nổi, có đoạn trầm ngâm nghĩ ngợi, có đoạn rõ ràng mạch lạc, có đoạn duyên dáng bay bổng, có đoạn nhịp nhàng như thơ. Chú ý đọc kĩ đoạn: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi... cho đến hết.

* 1-2 HS đọc, cả lớp theo dõi.

 

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Em hiểu tinh thần thơ mới là gì? Có cách nói nào khác không? Để giải quyết nó, người viết gặp khó khăn gì và cách khắc phục của ông ra sao? Nhận xét cách vào đề của tác giả.

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

      Nêu chủ đề trực tiếp, ngắn gọn: tinh thần Thơ mới. Nói cách khác: đó là nội dung bản chất, cốt lõi, chi phối toàn bộ Thơ mới, làm nên đặc trưng của Thơ mới, mang tính khái quát cao cho cả phong trào Thơ mới, cái phân biêt thơ mới và thơ cũ một cách cơ bản và rõ ràng, nổi bât.

 

 

 

Nhóm 2: Làm thế nào để nhân diện chuẩn xác? Làm thế nào để nhận diên tinh thần thơ mới?

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

Tác giả đề nghị phương pháp của mình:

+ Chỉ căn cứ vào những bài thơ hay, so sánh bài hay với bài hay. Hoàn toàn không căn cứ vào các bài thơ dở. Vì cái dở chẳng tiêu biểu cho cái gì hết.

+ Phương pháp so sánh đối chiếu là phương pháp hữu hiệu. Không so sánh tỉ mỉ, vụn vặt, cá thể, mà so sánh thời đại cùng thời đại và so sánh trên đại thể (khái quát bản chất phổ biến nổi bật). Lý do: cái cũ và cái mới vẫn nối tiếp thay đổi, thay thế nhau: Hôm nay phôi thai từ hôm qua, và trong cái mới vẫn còn rơi rớt ít nhiều cái cũ.

 

GV bổ sung, chuẩn kiến thức: Tóm lại, đó là những phương pháp và biên pháp rất lôgic, khoa học để tìm hiểu, khám phá một vấn đề văn học phức tạp và mới mẻ mà nhà phê bình nghiên cứu đã đặt ra ngay từ đầu để hướng dẫn ngòi bút của mình.

 

 

 

Nhóm 3: ở đoạn tiếp theo, theo tác giả, tinh thần của Thơ mới là gì? Nhận xét cách diễn đạt của tác giả.Em hiểu thời đại chữ tôi và thời đại chữ ta như thế nào?

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

Tinh thần Thơ mới là ở chữ tôi. Cách nêu ngắn gọn, dứt khoát, chứng tỏ sự tự tin trong khám phá và kết luận khoa học. Cách diễn đạt: so sánh với thơ cũ, thời đại xưa: là ở chữ ta. Sự giống nhau đã rõ. Chủ yếu đi tìm sự khác nhau giữa hai tinh thần thơ mới và cũ, thời đại ngày nay (đương thời) và thời đại xưa.

Chữ tôi gắn với cái riêng, cá nhân, cá thể (individu); chữ ta gắn với cái chung, tâp thể cộng đồng, xã hội.

Nhóm 4: đoạn văn Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi... cùng Huy Cận, khái quát vấn đề gì và khái quát như thế nào? Ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc đoạn văn đó? Vì sao lại như vậy?

* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

Đặc sắc của đoạn văn là ngắn gọn, cô đúc mà chính xác lại cụ thể, không chỉ chỉ ra nguyên nhân mà còn thấy cả tiến trình và báo trước kết quả của tinh thần thơ mới, nét riêng đặc sắc, độc đáo và tính bi kịch bế tắc của nó. Lời văn vừa sôi nổi với các từ ta (chúng ta - người đọc - nhà nghiên cứu phê bình) vừa đồng hành, đồng sáng tạo cùng từng nhà thơ mới tài hoa nhất.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1. Cách nhận diện “tinh thần thơ mới” của tác giả:

- Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra.

 

 

 

 

- Các nhận diện:

+ Không thể căn cứ vào những bài thơ dở, thời nào chả có mà phải so sánh bài hay với bài hay.

+ Vả chăng cái mới và cái cũ vẫn tiếp nối qua lại cho nên phải so sánh trên đại thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Điều cối lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn VN lúc bấy giờ.

- Tinh thần thơ mới là chữ “Tôi”.

+ Cái khác ở chữ “Tôi” và chữ “Ta” . Ngày trước là thời chữ “Ta”, bây giờ là thời chữ “Tôi”.

+ Chữ “Tôi” trước đây nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chữ “Ta”. Chữ “Tôi” bây giờ là chữ “tôi” theo ý nghĩa tuyệt đối của nó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Bi kịch của  “cái tôi” trong thơ mới và hướng giải toả bi kịch.

 - “Cái tôi” bây giờ đáng thương và tội nghiệp ở chỗ nó không còn cái cốt cách hiện ngang ngày trước: ( dẫn chứng). Thơ mới đang diễn ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.

 - Họ giải quyết bi kịch bằng cách giữ cả vào Tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua. d/c trang. 103.

  

 

Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật viết văn nghị luận của Hoài Thanh:

-Tính khoa học

Hệ thống luận điểm, chuẩn xác, mới mẻ, sâu sắc, được sắp xếp mạch lạc.

Dẫn chứng chọn lọc, lâp luân chặt chẽ mà uyển chuyển, đầy sức thuyết phục.

Sử dụng biên pháp đối chiếu, so sánh các cấp độ phù hợp, hiêu quả.

Nhìn nhận, đánh giá vấn đề ở tầm sâu rộng, tinh tế, nhiều mặt cá nhân và xã hội, thời đại, văn học và hiên thực, chủ quan và khách quan, một cái nhìn vân động lôgic và biên chứng, khách quan.

-Tính nghệ thuật

Lời văn thấm đẫm cảm xúc, giọng điêu thay đổi linh hoạt, giọng của người trong cuộc, giãi bày, chia sẻ, đồng cảm (ta, chúng ta).

Nhiều hình ảnh cụ thể, gợi hình, gợi cảm, gợi liên tưởng: gửi cả, yêu vô cùng, chia sẻ buồn vui, dồn tình yêu quê hương, chưa bao giờ như bây giờ, nao nao trong hồn...

Tình cảm, cảm xúc thành thực, nồng nhiêt gây truyền cảm, đồng cảm cao.

Văn nghị luân phê bình nhưng không hề khô khan, cứng nhắc mà êm ả, ngọt ngào, dịu dàng, hấp dẫn như một bài thơ bằng văn xuôi về thơ mới.

Thao tác 4:

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

 

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật nghị luận:

 - Tính khoa học:

+ Cách lập luận chặt chẽ, từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến nay, từ xa đến gần. Điều này đã được phản ánh tư duy khoa học, sự am hiểu thấu đáo đối tượng phân tích của tác giả.

+ Luôn gắn những nhận định khái quát với luận cứ cụ thể, đa dạng, có sức thuyết phục; có sự so sánh giữa thơ mới với thơ cũ;

- Tính nghệ thuật: cách dẫn dắt ý theo mạch cảm xúc tinh tế, uyển chuyển và bằng ngôn ngữ hình ảnh, nhịp điệu.

  2. Ý nghĩa văn bản:

Nhận thức tinh tế, sâu sắc về tinh thần thơ mới, động lực thúc đẩy sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại.

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.Nhưng động tiên đa khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

1.   Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào?

2.   Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc?

3.   Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộngbề sâu mà tác giả nói đến ở đây?

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

 

Trả lời:

1.  Đoạn văn đựợc trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942.

2.  Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân - một nhân tố quan trọng trong tư tưởng và nội dung của thơ mới (1932 - 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu.

Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:

-   Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta...).

-   Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết. Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên... ta phiêu lưu trong trường tình... ta điên cuồng... ta đắm say...) tạo nên ấn tượng mạnh ở người đọc.

-   Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trường tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử- điên cuồng rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.

3.  Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn.

          Bề sâu là cái tôi cá nhân. Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín. Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác nhau.

 

 

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc - hiểu các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông?

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Nội dung của đoạn văn trên giúp ta có cơ sở để đọc - hiểu một số bài thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 - 1945) trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông. Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ tình của cái tôi cá nhân. Cũng qua đoạn văn trên, ta sẽ hiểu biết hơn về nét nổi bật của một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới.

 

 

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Tìm đọc toàn bộ bài tác phẩm phê bình thơ Mới.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Sưu tầm qua sách tham khảo, truy cập mạng.

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

  1. Củng cố:

 - Theo em lòng yêu nước của các nhà thơ mới được biểu hiện ntn?

 - “Cái ta” và “Cái tôi” trong thơ cũ và thơ mới có gì giống và khác nhau?

 - Em hiểu ntn về ý của Hoài Thanh “Tất cả cái bi kịch…TN”.

  1. Hưóng dẫn học bài, soạn bài:

 - HS nắm nội dung bài học trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.

- Soạn bài: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.