Tuần 21 : Tiết 81 – Làm văn
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm về thao tác, bác bỏ;
b/ Thông hiểu: Xác định đúng các thao tác lập luận bác bỏ trong những ngữ liệu cho trước
c/Vận dụng thấp: Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ;
d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, so sánh;bác bỏ.
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ;
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác bác bỏ;
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: sử dụng thao tác bác bỏ
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của của các thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản
-Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ
- Nội dung trọng tâm
<strong>1.Kiến thức</strong>
- Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.
- Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc văn học.
- Kĩ năng
rèn luyện kĩ năng vận dụng thao tác bác bỏ trong việc viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Rèn luyện trí tuệ và tính trung thực cho HS
- Thái độ: nhận thức sâu sắc vai trò của thao tác bác bỏ , có ý thức vận dụng sáng tạo hiệu quả vào việc viết văn bản nghị luận . Bài học có ý nghĩa về đạo đức
- Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểm cá nhân khi nhận diện thao tác lập luận bác bỏ trong ngữ liệu do Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.
- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt tạo lập văn bản theo yêu cầu hoàn toàn mới có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ;
-Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội, văn học.
III. Chuẩn bị
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Ngữ liệu để thực hiện thao tác lập luận bác bỏ; ;
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ: Nhận xét câu thơ “tháng giêng ngon… môi gần” trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu? Vì sao nói câu thơ này mới mẻ và hiện đại nhất ?( 5 phút)
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV giao nhiệm vụ: GV đưa ra tình huống: Có người cho rằng con người sống để ăn. Nhưng có người nói ngược lại: Ăn để sống. Em đồng ý quan niệm nào? Hãy lập luận để bảo vệ quan điệm của mình. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong đời sống hiện nay, khi mà trong xã hội không khỏi những nhận định sai lầm, lệch lạc thậm chí phản cả các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội…Vì vậy chúng ta phải kịp thời bác bỏ nhận định đó để bảo vệ các chân lí. Muốn bác bỏ ý kiến người khác cần phải có tri thức, biết cách bác bỏ.Để làm được điều này, ta tìm hiểu bài: thao tác lập luận bác bỏ. |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 25 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
-GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK -GV yêu cầu hs tra từ điển Tiếng Việt nghĩa của từ bác bỏ,phản bác Từ sự tra cứu đó, gv hình thành khái niệm cho hs bằng cách xét ví dụ trong sách 1.Thế nào là bác bỏ? Trong cuộc sống cũng như viết bài nghị luận, ta dùng thao tác bác bỏ nhằm mục đích gì? 2. Để bác bỏ thành công, cần nắm vững những yêu cầu nào? 3.Vì sao ta lại dùng thao tác lập luận bác bỏ? 4. Thái độ của chúng ta khi bác bỏ ý kiến của một ai đó phải ntn? HS trả lời Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định… sai trái, nhằm bảo vệ những ý kiến, những nhận định đúng đắn.
|
I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ: 1/ Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ: - Bác bỏ: bác đi,gạt đi,không chấp nhận ý kiến. - Phản bác: Gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến,quan điểm của người khác [ Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, người đọc. 2/ Mục đích: - Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật. 3/ Yêu cầu: - Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái. - Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận. |
Gv cho hs đọc tất cả những ví dụ trong SGK và tìm hiểu nội dung cơ bản của chúng và trả lời những câu hỏi nêu bên dưới sau khi đã thảo luận thống nhất. GV yêu cầu HS đọc các đoạn trích ở mục II.1 trong SGK. GV yêu cầu HS rả lời các câu hỏi sau: Cho biết trong ba đoạn trích trên, luận điểm (ý kiến, nhận định, quan niệm…) nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào? GV hướng dẫn hs đọc và làm theo yêu cầu của bài. * Nhóm 1: Luận điểm bác bỏ: Nguyễn Du là con bệnh thần kinh. - Bác bỏ bằng cách phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng các thi sĩ khác. * Nhóm 2: - Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn. - Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ: “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”. * Nhóm 3: - Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”. - Bác bỏ: bằng cách phân tích tác hại đầu đọc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh. - Hãy nêu cách thức làm một bài văn nghị luận bác bỏ? |
II. Cách bác bỏ: 1/ Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ: - Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch - Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ - Kết bài:Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết 2/ Cách thức bác bỏ: - Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm - Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình 3/ Giọng điệu của văn NL bác bỏ: - Rắn rỏi,dứt khoát - Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao
|
& 3.LUYỆN TẬP ( 10 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1+2: Bài tập 1 * Yêu cầu phân tích: − Vấn đề bị bác bỏ ở mỗi đoạn văn? − Cách bác bỏ của mỗi tác giả?
Nhóm 3+4: Bài tập 2 Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
* Nhóm 1,2 trình bày kết quả thảo luận: Bài tập 1: (1) Đoạn văn a: − Tác giả bác bỏ quan niệm "đổi cứng ra mềm" của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an. − Bác bỏ bằng lí lẽ và dẫn chứng. (2) Đoạn văn b: − Tác giả bác bỏ quan niệm cho rằng "thơ là những lời đẹp". − Bác bỏ bằng những dẫn chứng cụ thể. * Nhóm 3,4 trình bày kết quả thảo luận: − Khẳng định đây là một quan niệm sai về việc kết bạn trong lứa tuổi học trò. − Phân tích "học yếu" không phải là một "thói xấu", mà chỉ là một "nhược điểm" chủ quan hoặc do những điều kiện khách quan chi phối (sức khoẻ, khả năng, hoàn cảnh gia đình…); từ đó phân tích nguyên nhân và tác hại của quan niệm sai trên. − Khẳng định quan niệm đúng đắn là kết bạn với "những người học yếu" là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ về mọi mặt, trong đó có mặt học tập.
|
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Có người nói: “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết”. Em hãy viết đoạn văn bác bỏ ý kiến đó. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ chính bản thân người đội mũ khi đi lại ừên đường nếu chẳng may gặp phải tai nạn rủi ro. Các số liệu thống kê cũng cho thấy đội mũ bảo hiểm giúp giảm 30% thương vong do chấn thương sọ não ừong các vụ tai nạn giao thông. Vi vậy việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là hết sức cần thiết. |
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ bản đồ tư duy bài học + Sưu tầm những đoạn văn nghị luận xã hội tiêu biểu có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy + Tìm kiếm qua sách báo, mạng internet. Chú ý những ngữ liệu liên quan đến đời sống xã hội gần gũi với tuổi trẻ. |
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
-Hệ thống hóa kiến thức (khái niệm, cách bác bỏ).
-Tự xây dựng một số tình huống và vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ.
- Soạn: TRÀNG GIANG