Giáo án PTNL bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tiết 11                                                                        

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN ( Tiếp)

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nhận biết khái niệm về ngôn ngữ, lời nói cá nhân

b/ Thông hiểu:Hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể

c/Vận dụng thấp:Nhận diện được biểu hiện của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong văn bản

d/Vận dụng cao:- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc trong lời nói cá nhân

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu liên quan đến tiếng Việt

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt trong lĩnh hội và tạo lập văn bản

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt

c/Hình thành nhân cách: Có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị trong sáng của Tiếng Việt

-Biết phê phán những người làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

  1. Nội dung trọng tâm
  2. Kiến thức: Giúp HS nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của XH và

cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng.  

  1. Kĩ năng

Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sảng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.

  1. Thái độ:vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của XH, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH.
  2. Định hướng hình thành phát triển năng lực

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết vấn đề: HS lý giải được hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, thể hiện được quan điểm của cá nhân đối với hiện tượng "sáng tạo" ngôn ngữ ở lứa tuổi học sinh.

-Năng lực sáng tạo: HS bộc lộ được thái độ đúng đắn với việc sử dụng TV, sáng tạo ra vốn từ cá nhân nhằm làm giàu cho TV.

-Năng lực giao tiếp TV: HS hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể; hs cũng được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng TV văn hóa.

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng TV trong 2 lĩnh vực bút ngữ và khẩu ngữ, làm quen với các lời nói cá nhân được sáng tạo mới hiện nay.

III. Chuẩn bị

1/Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Chuẩn bị của học sinh

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định lớp (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Kiểm tra việc soạn bài của trò

  1. Bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 2 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

 - Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5p 

GV dẫn dắt: Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hôị; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung. Vấn đề này đã được chứng minh trong bài học lần trước, để củng cố lại kiến thức chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo qua bài học ngày hôm nay.

 

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (  20 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 : Tìm hiểu Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

GV giúp Hs nắm được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

GV đưa ví dụ:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại,

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn

       ( Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Hói: Từ “ Khôn, dại” là từ quen thuộc, phổ biến nhưng lại được tác giả sử dụng có sáng tạo như thế nào?

VD/ SGK 35.

- Từ VD trên, chốt ý: Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?

HS trả lời

- Từ “ khôn, dại” xuất phát từ triết lí dân gian “ ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” → ý thức chủ động, biết trước tình thế xã hội để chọn cách ứng xử đúng đắn.

-     Ngôn ngữ chung là cơ sở sản sinh ra lời nói

Lời nói cá nhân là kết quả hiện thực hóa của ngôn ngữ.

III/ Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

1/ Tìm ví dụ:

( Tìm thêm ví dụ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói cá nhân: đó là quan hệ giữa phương tiện và sản phẩm, giữa cái chung và cái riêng. Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, ngôn ngữ cung cấp vật liệu và các quy tắc để tạo ra lời nói. Còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ, tạo sự biến đổi và phát triển cho ngôn ngữ.

 

 

& 3.LUYỆN TẬP (  15 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

    Hướng dẫn HS làm bài tập để luyện tập củng cố. Đại diện trình bày.

Nhóm 1: Bài tập 1.

 

Nhóm 2: Bài tập 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 3: Bài tập 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 4: Bài tập 4.

* Bài 1.

Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.

                                           ( Nguyễn Du )

- Nách -> góc, phần giao nhau giữa hai bức tường. Phuong th?c chuy?n nghia (?n d?)

* Bài 2.

              Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

- Xuân ( đi ): Tuổi xuân, vẻ đẹp con người.

- Xuân ( lại ): Nghĩa gốc- Mùa xuân.

  Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.

- Vẻ đẹp người con gái.

                    Mùa xuân là tết trồng cây

  Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

- Muà xuân: Nghĩa gốc, chỉ mùa đầu tiên trong một năm.

- Xuân: Sức sống, tươi đẹp.

* Bài 3.

                   Mặt trời xuống biển như hòn lửa

                  Sóng đã cài then đêm sập cửa.

- Mặt trời: Nghĩa gốc, được nhân hóa

                    Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                    Mặt trời chân lý chói qua tim

- Mặt trời: Lý tưởng cách mạng.

            Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

           Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.

- Mặt trời( của bắp ): Nghĩa gốc.

- Mặt trời ( của mẹ): ẩn dụ - đứa con.

* Bài 4.

 Từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây:

- Mọm mằn: Nhỏ, quá nhỏ à Qui tắc tạo từ lấy, lặp phụ âm đầu.

- Giỏi giắn: Rất giỏi à Láy phụ âm đầu.

- Nội soi: Từ ghép chính phụà Soi: Chính

                                              à Nội: Phụ

 

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

1. Người ta học tiếng mẹ đẻ chủ yếu qua:

A-Các phương tiện truyền thông đại chúng

 B- Sách vở ở nhà trường

C-Các bài ca dao, dân ca, những câu thành ngữ, tục ngữ,...

D-Giao tiếp hàng ngày trong gia đình và xã hội.

2. Nhà văn Nguyễn Tuân là người thích đi đây đi đó và đã có nhiều tùy bút kể về những chuyến đi của mình. Trong một tùy bút, tác giả dùng kết hợp ga bay thay cho sân bay. Điều đó chứng tỏ:

A-Tác giả cho rằng kết hợp sân bay là kết hợp không chuẩn.

B- Tác giả muốn mọi người dùng ga bay thay cho sân bay

C- Tác giả là một nhà văn lớn, một bậc thầy của ngôn ngữ tiếng Việt

D- Tác giả đã có một sáng tạo ngôn ngữ cá nhân dựa trên ngôn ngữ chung.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Chọn phương án đúng.

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ: Sáng tác một bài thơ lục bát. Chỉ ra ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong bài thơ đó.

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

-     Chỉ ra ngôn ngữ chung và ngôn ngữ cá nhân.

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 1 PHÚT)

 - Cho Hs đọc lại phần ghi nhớ SGK/ 35.

 - Hoàn thành các bài tập còn lại.

 - Chuẩn bị bài: Bài ca ngất ngưởng

_______________________________________________________________________________

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 11, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.