THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
Tiết 19
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Cho các lớp:
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Biết nhận diên thành ngữ, điển cố trong văn bản văn học
b/ Thông hiểu:Ý nghĩa của thành ngữ, điển cố trong văn bản văn học.
c/Vận dụng thấp: Lý giải ý nghĩa của thành ngữ, điển cố trong văn bản
d/Vận dụng cao: Viết bài văn nghị luận có sử dụng thành ngữ, điển cố phù hợp
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: sử dụng thành ngữ, điển cố khi tạo lập văn bản;
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức hiểu biết về thành ngữ, điển cố;
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần tự hào về sáng tạo thành ngữ của cha ông và tiếp thu điển cố của người xưa.
- Nội dung trọng tâm
- Kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, về tác dụng biểu đạt của
chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật.
-Cảm nhận được giá trị thành ngữ và điển cố.
-Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí , nét đặc sắc của các cách phân tích trong văn bản.
2.Kĩ năng: Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết
- Thái độ :Có ý thức vận dụng thành ngữ và điển cố trong giao tiếp.
-Tư duy sáng tạo, giao tiếp.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thành ngữ và điển cố
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản có sử dụng thành ngữ, điển cố
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của thành ngữ, điển cố
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các sử dụng thành ngữ, điển cố hợp lí trong tiếng Việt
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau khi dùng thành ngữ, điển cố .
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
- Thầy: - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
- Trò: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm...
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Những nội dung và nghệ thuật chính trong văn Nguyễn Đình Chiểu?.Bài học rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
- Bài mới:
KHỞI ĐỘNG ( 2 phút) - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5p |
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV giao nhiệm vụ: Điền vào chỗ trống các câu sau: + Thắt...buộc... + Mèo...gà.... + .......biết mấy nắng mưa Có khi....đã vừa người ôm ( Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du) - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Thành ngữ gắn với cụm từ cố định còn tục ngữ gắn với câu, thường được cấu tạo dài hơn và có logic nội tại. Cả thành ngữ và điển cố đều là cụm từ cố định nhưng cấu tọ của điển cố không cấu tạo chặt chẽ như thành ngữ. Nhìn chung thành ngữ và điển cố đều có sức biểu cảm và khái quát. Ngoài ra điển cố còn giúp ta hiểu biết về xã hội, về lịch sử văn học . Vậy cụ thể thế nào, ta tìm hiểu bài học. |
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS ôn lại khái niệm thành ngữ, điển cố. - GV: Cho học sinh tìm hiểu lại kiến thức về thành ngữ, điển cố - HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời
GV cho ví dụ: Tiêu biểu ở tiếng Việt là các thành ngữ so sánh (ví dụ: “nhanh như sóc”, thành ngữ đối (ví dụ “chân ướt chân ráo) thành ngữ thường (ví dụ” nói vã bọt mép.)
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
|
I. Khái niệm: - Thành ngữ: là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng sử dụng tương tương với từ nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt, mang lại cho lời nói những sắc thái thú vị. - Điển cổ: Là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hoá dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện những nội dung tương ứng. Về hình thức, điển cố không có hình thức cố định mà có thể được biểu hiện bằng từ ngữ, hoặc câu, nhưng về ý nghĩa thì điển cố có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị tạo hình tượng và biểu cảm. |
* Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Bài tập 1,2 Nhóm 2: Bài tập 3,4 Nhóm 3: Bài tập 5,6 Nhóm 4: Bài tập 7 - GV: Yêu cầu học sinh tìm các thành ngữ trong đoạn thơ, đồng thời giải nghĩa các thành ngữ đó? - GV: Yêu cầu học sinh so sánh các thành ngữ trên với các cụm từ thông thường về cấu tạo và ý nghĩa? Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 - GV: Yêu cầu học sinh phân tích giá trị nghệ thuật của các TN in đậm ? * Nhóm 1 1. Bài tập1 + “ Một duyên hai nợ” -> Một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con + “ Năm nắng mười mưa” -> Vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa => Các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm. 2.Bài tập 2 + “ Đầu trâu mặt ngựa” -> biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan + “ cá chậu chim lồng” -> biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do + “Đội trời đạp đất” -> biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải => Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm: Thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 - GV: Giải nghĩa các điển cố được sử dụng? * Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4. * Nhóm 2 + “Giường kia”: Gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên + “đàn kia” gợi lại chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ỹ nghĩ của bạn. Do đó sau khi bạn chết, Bá Nha treo đàn không gẩy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình -> Đặc điểm của điển cố: Chữ dùng ngắn gọn mà biểu hiện được tình ý sâu xa, hàm súc -> Điển cố chính là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự 4. Bài tập 4 + “Ba thu”: Kinh thi có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” ( Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) -> câu thơ trong “Truyện Kiều” muốn nói khi KT đã tương tư TK thì một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba năm + “ Chín chữ” + “Liễu Chương Đài” + “ Mắt xanh - GV: Yêu cầu học sinh phân tích tính hàm súc, thâm thuý của các điển cố. * Hướng dẫn học sinh làm bài tập 5. - GV: Tìm các cụm từ tương đương về nghĩa để thay thế các thành ngữ? - HS: Tìm các cụm từ tương đương về nghĩa để thay thế - GV: Rút ra nhận xét về hiệu quả của mỗi cách diễn đạt. - HS: Rút ra nhận xét. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 6. - GV: Gọi lần lượt các học sinh đặt câu với các thành ngữ. - HS: Thảo luận chung và lần lượt trả lời. * Nhóm 3 - “ Ma cũ bắt nạt ma mới” -> ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng...bắt nạt người mới đến lần đầu Thay thế : bắt nạt người mới đến - “ Chân ướt chân ráo” -> vừa mới đến còn lạ lẫm - “ Cưỡi ngựa xem hoa” -> làm việc qua loa, không đi sâu đi sát, không tìm hiểu thấu đáo, kĩ lưỡng Thay thế: Qua loa => Khi thay thế có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng và dài dòng hơn Đặt câu với thành ngữ: - Chị ấy sinh rồi, mẹ tròn con vuông. - Mày đừng có trứng khôn hơn vịt nhé! - Được chưa, nấu sử sôi kinh vậy mà thi cử liệu có đậu không? - Bọn này lòng lang dạ thú lắm, đừng có tin. - Trời, bày đặt phú quý sinh lễ nghĩa! - Tao đi guốc trong bụng mày rồi, có gì cứ nói thẳng ra. - Chỉ bảo bao nhiêu lần rồi mà làm không được, đúng là nước đổ đầu vịt! - Thôi, hai đứa lui ra đi, dĩ hòa vi quý mà! - Mày đừng bày đặt xài sang, con nhà lính, tính nhà quan thì sau này đói ráng chịu nhé! - Không nên hỏi làm gì, mất công người ta nói mình thấy người sang bắt quàng làm họ. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 7. - GV: Gọi lần lượt các học sinh đặt câu với các điển cố. - HS: Thảo luận chung và lần lượt trả lời. * Nhóm 4 Bài tập 7: Đặt câu với mỗi điển cố. - Lần này thì lòi gót chân A- sin ra rồi. - Nó cứ chi tiêu hoang đàng, nên giờ nợ như chúa Chổm. - Anh phải quyết đoán, chứ không là thành kẻ đẽo cày giữa đường đấy! - Nó là gã Sở Khanh, nên bây giờ cô ấy khổ. - Với sức trai Phù Đổng , thanh niên đang đóng góp nhiều công sức cho công cuộc xây dựng đất nước. |
II.LUYỆN TẬP: 1. Bài tập1 + “ Một duyên hai nợ” + “ Năm nắng mười mưa” 2.Bài tập 2 + “ Đầu trâu mặt ngựa” + “ cá chậu chim lồng” + “Đội trời đạp đất”
3. Bài tập 3: + “Giường kia”: + “đàn kia” 4. Bài tập 4 + “Ba thu”:
5. Bài tập 5 - “ Ma cũ bắt nạt ma mới” - “ Chân ướt chân ráo” -> vừa mới đến còn lạ lẫm - “ Cưỡi ngựa xem hoa”
6.Bài tập 6 VD : Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ăn thua gì VD : Mọi người đã đi guốc trong bụng anh rồi
7. Bài tập7 VD : Thời buổi bấy giờ thiếu gì những gã sở khanh chuyên lừa gạt những phụ nữ thật thà ngay thẳng |
& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của các thành ngữ sau: -Nhân vô thập toàn' -Vô danh tiểu tốt: -Hữu danh vô thực: -Hữu dũng vô mưu:
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
-Nhân vô thập toàn': con người không thể không có lỗi lầm/NB: nhìn nhận và đánh giá con người một cách độ lượng, bao dung. -Vô danh tiểu tốt: tên lính nhỏ không có tên tuổi gì/NB: thân phận thấp hèn. -Hữu danh vô thực: có cái danh (hão) nhưng không có thực tài hoặc thực quyền/NB: háo danh một cách mù quáng, tự biến mình thành một thằng hề làm trò cười cho thiên hạ. -Hữu dũng vô mưu: có sức khoẻ mà không có mưu kế/NB: hành động một cách mù quáng, mê muội; thường phải trả giá đắt. |
4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Xác định thành ngữ và giải thích thành ngữ được dùng trong bài thơ sau: Cảm ơn bà biếu gói cam, - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
- Thành ngữ: Khổ tận cam lai - Giải thích: - Đây là câu thành ngữ Hán Việt. |
5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: +Sưu tầm 4 dẫn chứng thơ, văn xuôi có sử dụng thành ngữ, điển số. Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ, điển cố đó. -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
-HS tìm kiến kiến thức trên mạng, sách giáo khoa Ngữ văn -Giải thích đúng ý nghĩa thành ngữ, điển cố đã tìm |
- Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ - Thế nào là thành ngữ, điển cố? - Chúng có giá trị gì trong diễn đạt? |
- Chuẩn bị bài: CHIẾU CẦU HIỀN |
__________________________________