Tiết 1
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Kí Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
- HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm kí.
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về kí trung đại
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về kí trung đại
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại
c/Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng.
- Nội dung trọng tâm
1.Kiến thức:
- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa uy quyền nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn Lê Hữu Trác: danh y, nhà thơ, nhà văn, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. Những nét đặc sắc về bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
- Kĩ năng
Đọc – hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ:
Có ý thức trân trọng người hiền tài, quan điểm sống thanh đạm, trong sạch.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
-Năng lực sáng tạo: HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước yẻ đẹp nhân cách Lê Hữu Trác.
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
-Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Sưu tầm tranh, ảnh về Lê Hữu Trác
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Kiểm tra việc soạn bài của trò
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 5p |
* GV tổ chức cuộc thi Ai nhanh hơn Các nhóm sẽ thi kể tên các Danh y- thầy thuốc nổi tiếng của VN? Gợi ý: Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Tuệ Tĩnh, Đặng Văn Ngữ, Hải Thượng Lãn Ông, Đặng Văn Chung, Hồ Đắc Di - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: * GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong số 7 bậc danh y của VN thì Lê Hữu Trác đặc biệt hơn cả. Bởi vì ông không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: |
|
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm * GV hỏi: Nội dung chính của Tiểu dẫn gồm những ý gì? Tóm tắt từng ý. Định hướng (GV nhấn mạnh một vài nét nổi bật): HS đọc nhanh Tiểu dẫn, SGK, tr. 3. HS lần lượt trả lời từng câu. GV bổ sung kiến thsc 1. Tác giả: Tác giả (1724 – 1791). Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông ( Ông già lười ở đất Thượng Hồng ) - Quê quán: Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, thị trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên) - Về gia đình: Có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan - Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại ( Hương Sơn – Hà Tĩnh) 2. Tác phẩm: Đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới Kinh đô được dẫn vào phủ chúa đề bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. |
I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông; là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh.
2. Tác phẩm ( SGK) Đoạn trích được rút ra từ Thượng kinh kí sự - tập kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh- ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ cúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử. |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản * GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, từ tốn, chú ý đọc một số câu thoại, lời của quan chánh đường, lời thế tử, lời người thầy thuốc trong phủ, lời tác giả,... GV đọc trước một đoạn.
* HS đọc, cả lớp theo dõi.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào? Nhóm 2: Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa? em có nhận xét gì về thái độ ấy?
Nhóm 3: Nhân vật Thế tử Cán hiện ra như thế nào?
Nhóm 4: Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho Thế tử?
* HS thảo luận và trả lời.
* Nhóm 1 - Sự cao sang, quyền quý cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa: + Quang cảnh tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy (đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử,…). + Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép (cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu, người hạ, cảnh khám bệnh,…)
* Nhóm 2 : - Tỏ ra dửng dưng, sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào” - không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do
* Nhóm 3 - Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “ Đi trong tối om...” - Nơi thế tử ngự: không khí trở lân lạnh lẽo, thiếu sinh khí - Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán: + Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng + Biết khen người giữa phép tắc “Ông này lạy khéo” + Đứng dậy cởi áo thì “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh...nguyên khí đã hao mòn... âm dương đều bị tổn hại -> một cơ thể ốm yếu, thiếu sinh khí
* Nhóm 4 - Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi” + Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do; + Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y;
* GV đặt câu hỏi: Em hãy nhận xét về tài năng, phẩm chất của Lê Hữu Trác?
HS trả lời cá nhân: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.
Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học * GV nêu câu hỏi: -Giá trị nổi bật của đoạn trích là gì? Giá trị ấy thể hiện ở những khía canh nào? - Nhận xét nghệ thuật viết kí của tác giả? *GV nêu câu hỏi: Qua đoạn trích, bày tỏ suy nghĩ về vẻ đạp tâm hồn của tác giả? Nêu ý nghĩa văn bản? * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. * HS trả lời cá nhân: Giá trị hiện thực của đoạn trích: -Vẽ lại được bức tranh chân thực và sinh động về quang cảnh và cảnh sống trong phủ chúa Trịnh: xa hoa, quyền quý, hưởng lạc... -Con người và phẩm chất của tác giả: tài năng y lí, đức độ khiêm nhường, trung thực cứng cỏi, lẽ sống trong sạch, thanh cao, giản dị, không màng công danh phú quý.
|
II. Đọc. hiểu chi tiết: 1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả
* Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh + Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “ Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “ Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương” + trong khuôn viên phủ chúa “ Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. (phân tích bài thơ mà tác giả ngâm) + Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phần áo đỏ... + ăn uống thì “ Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ” + Về nghi thức: Nhiều thủ tục... Nghiêm đến nỗi tác giả phải “ Nín thở đứng chờ ở xa) => Phủ chúa Trịnh lộng lẫy sang trọng uy nghiêm được tác giả miêu tả bặng tài quan sát tỷ mỷ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. Ngôn ngữ giản dị mộc mạc...
* Thái độ của tác giả - Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào” - Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do
2. Thế tử Cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác * Nhân vật Thế tử Cán: - Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “ Đi trong tối om...” - Nơi thế tử ngự: Vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc lụa là vàng ngọc. Người thì đông nhưng đều im lặng - Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán: + Mặc áo đỏ ngồi trên sập vàng + Biết khen người giữa phép tắc “Ông này lạy khéo” + Đứng dậy cởi áo thì “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh...nguyên khí đã hao mòn... âm dương đều bị tổn hại -> một cơ thể ốm yếu, thiếu sinh khí => Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan Thế tử Cán được tái hiện lại thật đáng sợ. Tác giả ghi trong đơn thuốc “ 6 mạch tế sác và vô lực...trong thì trống”. Phải chăng cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá giàu sang phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng? * Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang khi khám bệnh cho Thế tử - Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán “Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” + Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc. Đề tránh được việc ấy chỉ có thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song, làm thế lại trái với y đức. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thày thuốc đã thắng. Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích -> Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có y đức 3. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm. 4. Nghệ thuật: Bút pháp ký sự đặc sắc của tác giả - Quan sát tỉ mỉ. ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh. - Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước. - Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết. III. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p |
|
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: 1. Sắp xếp sự việc diễn ra sau đây đúng theo trình tự: 1.Thánh chỉ 2.Qua mấy lần trướng gấm 3. Vườn cây ,hành lang 4. Bắt mạch kê dơn 5.Vào cung 6. Nhiều lần cửa 7. Hậu mã quân túc trực 8. gác tía, phòng trà 9. Cửa lớn, đại đường, quyền bổng 10.Hậu mã quân túc trực 11. về nơi trọ 12. Hậu cung . HS suy nghĩ và trả lời:……………………….. 2. Qua đoạn trích anh (chị) thấy Lê Hữu Trác là người như thế nào? -Là người thầy thuốc ……………………. -Là nhà văn……………… -Là một ông quan…. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
Căn cứ vào văn bản để thực hiện. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3 phút |
|
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
1. GV giao nhiệm vụ: .Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ: Cha ông mình đời đợi chịu ơn chịu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”. ( Trích Vào phủ chúa Trịnh, Tr8, SGK Ngữ văn 11 NC,Tập I, NXBGD 2007) 1/ Văn bản trên có nội dung gì? 2/ Xác định hình thức loại câu trong câu văn“Bệnh thế này không bổ thì không được”. Câu này có nội dung khẳng định, đúng hay sai ? 3/ Trình bày những diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn?
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
1/ Văn bản trên có nội dung: thể hiện suy nghĩ, những băn khoăn của người thầy thuốc. Băn khoăn ấy thể hiện thái độ của ông đối với danh lợi và lương tâm nghề nghiệp, y đức của người thầy thuốc. Không đồng tình ủng hộ sự xa hoa nơi phủ chúa, không màng danh lợi nhưng ông không thể làm trái lương tâm. 2/ Câu văn“Bệnh thế này không bổ thì không được” thuộc loại câu phủ định nhưng lại có nội dung khẳng định. 3/ Những diễn biến tâm trạng của Lê Hữu Trác khi kê đơn : - Có sự mâu thuẫn, giằng co: + Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc. + Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông. - Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm. - Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ; - Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà |
HS tham gia trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Quê hương của Lê Hữu Trác là A. Huyện Đường Hào - Hải Dương B. Huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An C. Huyện Mĩ Lộc - Nam Định D. Huyện Gia Lâm - Hà Nội Câu 2: Năm sinh và năm mất của tác giả là A. 1524 - 1691 B. 1624 - 1719 C. 1720 - 1791 D. 1824 - 1891 Câu 3: Đoạn trích thuộc thể loại văn học nào? A. Kí B. Chiếu C. Tùy bút D. Tiểu thuyết chương hồi Câu 4: Tên hiệu của tác giả Lê Hữu Trác là A. Tuệ Tĩnh B. Bạch Vân cư sĩ C. La Sơn phu tử D. Hải Thượng Lãn Ông. Câu 5: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Tráo vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho ai? A. Trịnh Doanh B. Trịnh Cánnguyên nhân bệnh của thế tử? A. Do thế tử đam mê tửu sắc quá mức. B. Do thế tử u uất vì tình duyên trắc trở. C. Trịnh Sâm D. Trịnh Tông Câu 6: Câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về C. Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. D. Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi. Câu 7: Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” có nói đến việc Lê Hữu Trác biết rõ nguyên nhân, luận giải hợp lí, thuyết phục và có cách chữa đúng bệnh cho thế tử Cán. Tuy nhiên, ông sợ chữa có hiệu quả ngay. Lê Hữu Trác có suy nghĩ đó là vì: A. Ông cô kéo dài thời gian vì quyến luyến nơi quyền quý. B. Cố kéo dài thời gian để được trả công nhiều hơn. C. Vì ông quá yêu thương thế tử Cán, nên không nỡ rời xa. D. Vì ông sợ chữa hiệu quả nhanh, được chúa yêu và tin dùng, bị công danh trói buộc. Câu 8: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích từ tác phẩm nào sau đây? A. Vũ trung tuỳ bút B. Vân Đài loại ngừ C. Bạch Vân am tập. D. Thượng kinh kí sự. Câu 9: Tác giả có thái độ như thế nào trước cuộc sống xa hoa và hưởng lạc nơi nhà chúa? A. Cảm thấy thích thú với cuộc sống xa hoa hưởng lạc nơi đây B. Cảm thấy bức xúc, căm phẫn trước cuộc sống quá tiện nghi, sang trọng của những người quyền uy. C. tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng như vậy. D. Tác giả buồn rầu, thất vọng với cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa Câu 10: Tâm trạng của Lê Hữu Trác ở phần cuối tác phẩm “Thượng kinh kí sự” như thế nào? A. Lo lắng cho cuộc sống của nhân dân ở kinh đô còn nhiều khốn khổ. B. Tâm trạng đau xót vì chứng kiến cảnh quan lại ăn chơi xa xỉ, còn nhân dân thì lầm than. C. Tâm trạng sung sướng vì được trở về quê nhà với đời sống tự do, được tiếp tục nghề y của mình. D. Tâm trạng nuối tiếc vì rời xa chốn kinh thành phồn hoa. |
4.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút) - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: 3 phút |
|
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Khái quát phẩm chất hình tượng Lê Hữu Trác trong đoạn trích. Ông có phải là Ông Lười như bút hiệu tự đặt? Vì sao? Viết đoạn văn 5 đến 7 dòng để trả lời câu hỏi.
-HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
( Lê Hữu Trác: nhà thơ ; danh y lỗi lạc, từ tâm; bậc túc nho thâm trầm, Ông Lười - Lãn Ông chỉ là một cách đặt bút hiệu theo kiểu hài hước, dân dã. Nhưng cũng rất đúng khi nói ông lười trong thái độ thờ ơ với công danh phú quý, trong lối sống tự do thanh cao nơi rừng núi quê nhà.)
|
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ - Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích. - Nêu suy nghĩ về hình ảnh thế tử Trịnh Cán. |
- Chuẩn bị bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân |