Câu 1: Đặc điểm nào sau đay không thuộc virut?
- A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào
- B. Chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic
- C. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ
-
D. Có thể sống trong môi trường ngoại bào có các chất hữu cơ
Câu 2: Điều nào sau đây là sai về virut?
- A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống
- B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN
- C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử
-
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut
Câu 3: Virut kí sinh ở thực vật lan sang các tế bào khác thông qua:
- A. Các khoảng gian bào
- B. Màng lưới nội chất
-
C. Cầu sinh chất
- D. Hệ mạch dẫn
Câu 4: Virut sẽ xâm nhập vào tế bào nếu trên bề mặt tế bào đó có
-
A. thụ thể đặc biệt
- B. kháng thể đặc hiệu
- C. ARN đặc thù
- D. kháng nguyên tương ứng
Câu 5: Mục đích của việc tiêm vacxin phòng bệnh là gì?
- A. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
-
B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
- C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
- D. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về virut kí sinh ở thực vật?
- A. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào thực vật
- B. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật
-
C. Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virut kí sinh thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật
- D. Cả A, B và C
Câu 7: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
- B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể
- C. Miễn dịch không đặc hiệu là có sự tham gia của tế bào limpho T bình thường
-
D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, nhờ có các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể
Câu 8: Bệnh viêm não Nhật Bản có vật trung gian truyền bệnh là
- A. muỗi
- B. ruồi
- C. chuột
-
D. chim di cư
Câu 9: Thành phần nào sau đây được xem là bộ gen của virut?
- A. ADN
- B. ARN, protein
-
C. ADN hoặc ARN
- D. Nucleoxom
Câu 10: Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột và sữa đặc?
- A. Kháng nguyên
-
B. Kháng thể và lizozim
- C. Chất vi lượng
- D. Lơi khuẩn
Câu 11: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?
- A. Bệnh lao
- B. Bệnh cúm
-
C. Bệnh bạch tạng
- D. Bệnh dại
Câu 12: Đối với những người bệnh bị chết do AIDS, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết là do:
- A. Virut HIV phá hủy các tế bào bạch cầu limpho T
- B. Sau một thời gian HIV tấn công bạch cầu, người bệnh bị ung thư máu
-
C. Hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể mắc các bệnh cơ hội
- D. Sau một thời gian bị HIV tấn công, bạch cầu limpho T trở thành ác tính tiêu diệt các bạch cầu còn lại
Câu 13: Giai đoạn nào sau đây có sự nhân lên của axit nucleic trong tế bào chủ?
- A. hấp thụ
- B. xâm nhập
-
C. sinh tổng hợp
- D. lắp ráp
Câu 14: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virut?
- A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut
- B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut
-
C. Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định; chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu
- D. Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ những gen thuộc hệ gen của virut
Câu 15: Virut bám được trên bề mặt tế bào chủ là nhờ:
- A. Màng tế bào có chứa protein
- B. Bề mặt tế bào có chứa các thụ thể
- C. Virut đã gây cảm ứng với tế bào và tế bào chủ có ái lực đối với virut
-
D. Protein bề mặt của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào
Câu 16: Có bao nhiêu nguyên nhân trong các nguyên nhân sau khiến Phago không thể giết chết hết toàn bộ vi khuẩn?
-
Phago chỉ bám mặt ngoài vi khuẩn nên chỉ làm vi khuẩn suy yếu
-
Một số loại phago sống chung với vi khuẩn mà không giết chết vi khuẩn
- Vi khuẩn co thể đột biến làm thay đổi cấu hình của thụ thể làm phago không thể bá và xâm nhập vào vi khuẩn
- Trong cơ thể vi khuẩn có enzym giới hạn có thể nhận ra và tiêu diệt phago
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4