Câu 1: Nội môi là:
- A. môi trường trong cơ thể
- B. máu, bạch huyết và nước mô
- C. động mạch và mao mạch
-
D. A và B
Câu 2: Mất cân bằng nội môi là:
-
A. gây rối loạn hoạt động tế bào, cơ quan hoặc gây tử vong,...
- B. cơ thể phát triển bình thường
- C. tế bào, cơ quan hoạt động bình thường
- D. tất cả đều sai
Câu 3: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây ?
- A. điều hóa hấp thụ nước ở thận
-
B. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
- C. điều hòa hấp thụ Na$^{+}$ ở thận
- D. điều hòa pH máu
Câu 4: Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc thì những thay đổi nào sau đây diễn ra trong cơ thể?
- Huyết áp tăng
- Áp suất thẩm thấu máu tăng
- Lượng ADH trong máu tăng
- Aldosteron trong máu giảm
- A. 1, 2, 3, 4
- B. 2, 3, 4
- C. 1, 2, 3
-
D. 2, 3
Câu 5: Khi hàm lượng glucozơ trong máu giảm, cơ chế điều hòa diễn ra theo tật tự nào ?
-
A. tuyến tụy → glucagôn → gan → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
- B. gan → glucagôn → tuyến tụy→ glicôgen → glucozơ trong máu tăng
- C. gan → tuyến tụy → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
- D. tuyến tụy → gan → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
Câu 6: Cho các cơ chế sau:
- Áp thụ quan thu nhận thông tin
- Thận tiết Renin
- Tuyến yên giải phóng ADH
- Ống lượn xa và ống góp tái hấp thu Na$^{+}$ và nước
- Angiotesinogen được biến đổi thành Angiotesin
- Tuyến thượng thận tiết andosteron
- Huyết áp tăng
Khi khối lượng máu giảm do cơ thể bị mất nước, trình tự các cơ chế diễn ra để điều hòa cân bằng nội môi là:
- A. 1 $\rightarrow $ 2 $\rightarrow $ 6 $\rightarrow $ 5 $\rightarrow $ 4 $\rightarrow $ 7
- B. 1 $\rightarrow $ 2 $\rightarrow $ 6 $\rightarrow $ 5 $\rightarrow $ 4 $\rightarrow $ 7
-
C. 1 $\rightarrow $ 3 $\rightarrow $ 2 $\rightarrow $ 6 $\rightarrow $ 5 $\rightarrow $ 4 $\rightarrow $ 7
- D. 1 $\rightarrow $ 3 $\rightarrow $ 2 $\rightarrow $ 6 $\rightarrow $ 5 $\rightarrow $ 4 $\rightarrow $ 7
Câu 7: Một bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn dẫn tới nôn nhiều. Khi liên tục nôn thì sẽ làm giảm huyết áp, bởi vì:
- A. Khi nôn làm bệnh nhân yếu đi, tim đập chậm làm giảm huyết áp
-
B. Khi nôn nhiều thì sẽ làm mất nước dẫn tới giảm thể tích máu làm giảm huyết áp
- C. Khi nôn nhiều làm độ quánh của máu giảm, dẫn tới làm giảm huyết áp
- D. Khi nôn nhiều dẫn tới mất dinh dưỡng, làm cho thành mạch máu co lại làm giảm huyết áp
Câu 8: Trật tự đúng về cơ chế điều hòa hấp thụ Na$^{+}$ là
-
A. huyết áo giảm làm Na$^{+}$ giảm → thận → rênin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na$^{+}$ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na$^{+}$ và huyết áp bình thường → thận
- B. huyết áo giảm làm Na$^{+}$ giảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → rênin → thận hấp thụ Na$^{+}$ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na$^{+}$ và huyết áp bình thường → thận
- C. huyết áo giảm làm Na$^{+}$ giảm → tuyến trên thận → rênin → thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na$^{+}$ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na$^{+}$ và huyết áp bình thường → thận
- D. huyết áo giảm làm Na$^{+}$ giảm → thận → anđôstêrôn → tuyến trên thận → rênin → rênin → thận hấp thụ Na$^{+}$ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na$^{+}$ và huyết áp bình thường → thận
Câu 9: Cho các hoocmôn sau :
- anđôstêrôn
- ADH
- glucagôn
- insulin
- rênin
Có bao nhiêu hoocmôn do tuyến tụy tiết ra?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 10: Một người đàn ông có nồng độ andostreron trong máu cao dẫn tới bị bệnh cao huyết áp. Điều này ảnh hưởng đến độ pH máu như thế nào?
- A. pH máu giảm do huyết áp cao đẩy máu tới các cơ quan mạnh trao đổi chất mạnh tạo nhiều CO$_{2}$
- B. pH máu giảm do andostreron làm tăng hấp thu H$^{+}$
-
C. pH máu tăng do andosteron làm giảm hấp thu H$^{+}$
- D. pH máu tăng do huyết áp cao đẩy máu tới cơ quan hô hấp giúp thải CO$_{2}$ ra ngoài
Câu 11: Lạc đà có thể sống được ở sa mạc. Những đặc điểm nào sau đây giúp nó có thể thích nghi được với môi trường sống ở sa mạc?
- Lạc đà thường ăn các loại thức ăn tươi, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nước
- Một lần lạc đà có thể uống được một lượng nước rất lớn
- Sự hấp thụ nước từ ống tiêu hóa diễn ra rất nhanh giúp hấp thu nhanh nước cung cấp cho cơ thể
- Quai henle và ống góp của thận lạc đà dài hơn rất nhiều so với ở các động vật có vú khác
- A. 1, 2, 3, 4
- B. 2, 3, 4
-
C. 2, 4
- D. 1, 3, 4
Câu 12: Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò cụ thể như thế nào?
- dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh
- dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucozơ thành glicôgen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ
- dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glucagôn dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ
- dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ, nhờ đó nồng độ glucozơ trong máu giảm
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 13: Trật tự đúng về cơ chế hấp thụ nước là
-
A. áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi → tuyến yên → ADH tăng → thận hấp thụ nước trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
- B. áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi → tuyến yên → ADH tăng → thận hấp thụ nước trả về máu → áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi
- C. áp suất thẩm thấu tăng → tuyến yên → vùng dưới đồi → ADH tăng → thận hấp thụ nước trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
- D. áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi → ADH tăng → tuyến yên → thận hấp thụ nước trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
Câu 14: Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?
-
A. Gan và thận
- B. Phổi và thận
- C. Tuyến ruột và tuyến tụy
- D. Các hệ đệm
Câu 15: Người có pH của máu ổn định là:
- A. pH= 4,4 -> 5
- B. pH= 4,5 -> 5
-
C. pH= 7,35 -> 7,45
- D. pH= 5,5 -> 6,5
Câu 16: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế
- A. điều hòa huyết áp
- B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu
-
C. điều hòa áp suất thẩm thấu
- D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
Câu 17: Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi?
- tụy
- gan
- thận
- lá lách
- phổi
Phương án trả lời đúng là
- A. (1) và (4)
-
B. (1) và (3)
- C. (1) và (2)
- D. (1), (2) và (3)
Câu 18: Khi nói về cơ chế cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
- Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH
- Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp
- Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu
- Trong ba hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm protein là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả tính axit và bazo
-
A. 4
- B. 1
- C. 3
- D. 2
Câu 19: Một bệnh nhân bị cảm nên nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất nhiều nước, mất thức ăn và mất nhiều dịch vị. Tình trạng gây nên mất cân bằng nội môn theo những hướng nào sau đây?
- pH máu tăng
- Huyết áp giảm
- Áp suất thẩm thấu tăng
- Thể tích máu giảm
-
A. 4
- B. 2
- C. 1
- D. 3
Câu 20: Vai trò của insulin là tham gia điều tiết khi hàm lượng glucozơ trong máu
-
A. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu thấp
- B. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cao
- C. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng cao
- D. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng thấp