TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là:
- A. Tăng trưởng.
-
B. Lạm phát.
- C. Khủng hoảng.
- D. Suy thoái.
Câu 2: Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI < 10%) được gọi là tình trạng
-
A. lạm phát vừa phải.
- B. lạm phát phi mã.
- C. siêu lạm phát.
- D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 3: Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi:
- A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
- B. đồng tiền mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng.
-
C. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% ≤ CPI < 1000%).
- D. giá cả tăng lên với tốc độ nhanh, đồng tiền mất giá nghiêm trọng (1000% ≤ CPI).
Câu 4: Quan sát biểu đồ dưới đây và cho biết: trong giai đoạn 2016 - 2021, ở Việt Nam tình trạng lạm phát ở mức độ như thế nào?
-
A. Lạm phát vừa phải.
- B. Lạm phát phi mã.
- C. Siêu lạm phát.
- D. Lạm phát nghiêm trọng.
Câu 5: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc
- A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
-
B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
- C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
- D. chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 6: Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin sau:
Thông tin: Khi mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng 17%, trong khi đó, tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng tăng tới 73%.
- A. Chi phí sản xuất tăng cao.
- B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
- C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
-
D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 7: Mức độ lạm phát vừa phải sẽ
- A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
- B. không có tác động gì tới nền kinh tế.
-
C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
- D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu của của lạm phát đối với đời sống xã hội?
- A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
- B. Mức sống của người dân giảm sút.
-
C. Giảm tình trạng phân hóa giàu - nghèo.
- D. Thu nhập thực tế của người lao động giảm.
Câu 9: Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?
-
A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
- B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.
- C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
- D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.
Câu 10: Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy?
-
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
- B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
- C. Giảm mức cung tiền.
- D. Tăng thuế.
Câu 11: Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần
- A. giảm thuế.
-
B. giảm mức cung tiền.
- C. giảm lãi suất tiền gửi.
- D. tăng chi tiêu ngân sách.
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
-
A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
- B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
- C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
- D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
- A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
-
B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
- C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.
- D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.
Câu 14: Vì sao tình trạng thừa tiền trong lưu thông lại có thể dẫn đến lạm phát?
- A. Mọi người không có đủ tiền để mua các món hàng hóa mà mình cần thiết.
- B. Vì số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hóa không đáng kể.
-
C. Vì người có quá nhiều tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa.
- D. Vì số lượng hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng là không đủ.
Câu 15: Khi lạm phát khiến các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất tăng cao thì dẫn đến điều gì?
- A. Giá cả của các hàng hóa sản sản xuất ra sẽ ở mức bình ổn.
-
B. Khi các yếu tố đầu vào tăng giá mặt hàng sản xuất ra cũng sẽ tăng giá theo.
- C. Mặt hàng được người tiêu dùng đón nhận nhiệt thành hơn.
- D. Hàng hóa được tạo ra với chất lượng thấp.
Câu 16: Một doanh nghiệp đang kinh doanh bằng các yếu tố đầu vào ngoại nhập, nhiên liệu nhập vào đang ở mức giá rất cao thì công ty đó có thể bị ảnh hưởng như thế nào?
- A. Công ty sẽ dần bị mất đi chỗ đứng trên thị trường.
-
B. Công ty sẽ buộc phải tăng các giá thành sản phẩm của mình lên cao hơn.
- C. Giá cả hàng sản xuất ra của công ty bị đẩy lên cao hơn, mất giảm đi lượng khách hàng.
- D. Thực hiện được các biện pháp đón đầu trong nền kinh tế hội nhập.
Câu 17: Khi A và B đang bàn luận với nhau về nền kinh tế của các nước, hai em vô tình nhìn thấy hình đồng tiền của của Zimbabwe có rất nhiều số 0. B nói với A rằng ước gì Việt Nam mình cũng có đồng tiền lớn như vậy thì có thể mua được rất nhiều thứ, A lại bảo không bao giờ muốn điều đó xảy ra. Theo em, vì sao A lại không mong Việt Nam có đồng tiền với mệnh giá cao như vậy?
- A. Vì đồng tiền càng có mệnh giá lớn chứng tỏ tình hình kinh tế của nước đó đang có vấn đề hay có thể nói là đang rơi vào tình trạng lạm phát nghiêm trọng.
-
B. Vì đồng tiền càng lớn thì lại phải càng lao động vất vả mới có được nên sẽ rất tốn công sức.
- C. Vì việc có đồng tiền lớn sẽ trở thành mục tiêu chiến tranh của các nước đang phát triển.
- D. Vì việc có được đồng tiền lớn đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ, giá thành của các sản phẩm cũng vì thế mà tăng theo.
Câu 18: M vẫn luôn thắc mắc vì sao ngày xưa khi còn nhỏ chỉ cần 200 đồng là em đã có thể mua được một gói bim bim ngô rất ngon, mà bây giờ vẫn là gói bim bim ngô đó nhưng em phải bỏ ra số tiền là 3000 đồng để mua nó. Em hãy giúp M hiểu vì sao sản phẩm vẫn vậy mà giá thành lại thay đổi?
- A. Vì thời gian trôi đi lên giá thành cũng thay đổi.
-
B. Vì tình hình vật giá ngày càng leo thang, do các nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra một gói bim bim đã không còn như những năm về trước nên các doanh nghiệp phải tăng giá của sản phẩm để không bị thua lỗ.
- C. Vì số ngô người dân tiêu thụ mỗi năm quá lớn.
- D. Vì số tiền mà M bỏ ra chưa tương xứng với một bắp ngô.
Câu 19: Tình trạng khủng hoảng kinh tế xảy ra khi nào?
- A. Khi giá cả của các mặt hàng, dịch vụ ổn định.
- B. Khi cung vượt cầu.
-
C. Khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã.
- D. Khi giá cả không tăng lên đáng kể.
Câu 20: Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát là gì?
- A. Tạo ra các biến cố trong nền kinh tế thị trường.
- B. Giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời buổi lạm phát.
-
C. Theo dõi biến động của giá cả trên thị trường và duy trì được ti lệ lạm phát ở mức cho phép.
- D. Ngăn cản các sáng kiến có thể điều tiết được lạm phát.