Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 3: Làm tròn số và ước lượng kết quả

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 3 Làm tròn số và ước lượng kết quả. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHƯƠNG 2: SỐ THỰC

BÀI 3. LÀM TRÒN SỐ VÀ ƯỚC LƯỢNG KẾT QUẢ

1. LÀM TRÒN SỐ

HĐKP1:

a) 3,1415 ≈ 3,1 và π 3,1

b) $\frac{-10}{3}$= 3,(3) ≈ 3,33 

c) $\sqrt{2}\approx $1,414.

 ⇒ Kết luận:

Khi làm tròn một số thập phân đến hàng nào thì hàng đó gọi là hàng quy tròn.

Muốn làm tròn số thập phân đến một hàng quy tròn nào đó, ta thực hiện các bước sau:

- Gạch dưới chữ số thập phân của hàng quy tròn.

- Nhìn sang chữ số ngay bên phải:

  • Nếu chữ số đó lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng chữ số gạch dưới lên một đơn vị rồi thay tất cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.

  • Nếu chữ số đó nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên chữ số gạch dưới và thay tất cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân. 

* Chú ý:

- Ta phải viết một số dưới dạng thập phân trước khi làm tròn.

- Khi làm tròn số thập phận ta không quan tâm đến dấy của nó.

Thực hành 1: 

a) Làm tròn đến hàng phần trăm

1000π = 3141,5926... 3100

-100$\sqrt{2}$= -141,4213 ... 100

b) Làm tròn đến hàng phần nghìn

-$\sqrt{5} \approx $2,23606... ≈2,236.

6,(234)  6,234.

Vận dụng 1:

Chu vi bánh xe có bán kính 65 cm là:
C=2πR=2.π.65 = 408,407.. 408 (cm)

2. LÀM TRÒN SỐ CĂN CỨ VÀO ĐỘ CHÍNH XÁC CHO TRƯỚC

HĐKP2:

a) Có: a=3128 => x = 3130

|a-x|=|3128-3130|=|-2|=2$\leq $5

Vậy |a-x| $\leq $ 5

Có: 

x - 5 = 3128 - 5= 3123

x + 5 = 3128 + 5 = 3133

⇒x-5 $\leq $ a $\leq $ x+5

b) Do y là số làm tròn đến hàng phần trăm của $\frac{1}{3}$ nên y = 0,33 

Có: |$\frac{1}{3}$-y|=|$\frac{1}{3}$-0,33|=|$\frac{1}{300}$|

=$\frac{1}{300}$=0,00(3) $\leq $ 0,005 

|$\frac{1}{3}$-y| $\leq $ 0,005 

Kết luận:

Cho số thực d, nếu khi làm tròn số a ta thu được số x thỏa mãn |a-x| $\leq $ d thì ta nói x là số làm tròn của số a với độ chính xác d.

Chú ý: 

- Nếu độ chính xác d là số chục thì ta thường làm tròn a đến hàng trăm.

- Nếu độ chính xác d là số phần nghìn ta thường làm tròn a đến hàng phần trăm;..

Thực hành 2:

a) Vì độ chính xác d = 0,005 độ chính xác đến hàng phần nghìn ta làm tròn số 1,73205 đến hàng phần trăm và có kết quả là 1,73.

b) Vì độ chính xác d = 70 độ chính xác đến hàng chục   ta làm tròn số –634 755 đến hàng trăm và có kết quả là –634 800.

Vận dụng 2. 

Khi làm tròn số với độ chính xác d= 50 thì dân số quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 12/06/2021 là 636 000 người.

Vận dụng 3:

Do 1 inch $\approx $ 2,54 cm nên 32 inch $\approx $ 32.2,54(cm) = 81,28(cm)

Khi làm tròn số 81,28 (cm) với độ chính xác d = 0,05 ta được 81,3(cm).

3. ƯỚC LƯỢNG CÁC PHÉP TÍNH

Thực hành 3:

a) 6121.99 $\approx $ 6000.100 = 600000

b) 922,11.59,38 ≈ 900.60

= 54 000

c) (−551).8314 $\approx $ (−600).8000 = −480000

Vận dụng 4.

$\sqrt{10}$+ 10$\sqrt{2}$ $\approx $ 3 + 14 = 17 < 27,304

Xem thêm các bài Giải toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.