CHƯƠNG 3: HÌNH HỌC TRỰC QUAN CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
BÀI 3. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC – HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
1. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC, HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
HĐKP:
a) Các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy là hình tam giác là: hình c
b) Các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy là hình tứ giác là: hình d.
Nhận xét:
Hình ABC.DEF (Hình 2) là hình lăng trụ đứng.
Trong hình này:
+ A, B, C, D, E, F gọi là các đỉnh.
+ Ba mặt bên ACFD, BCFE, ABED là các hình chữ nhật.
+ Các đoạn thẳng AD, BE, CF bằng nhau và song song với nhau, chúng được gọi là các cạnh bên.
+Mặt ABC và mặt DEF song song với nhau và được gọi là hai mặt đáy.
+ Độ dài cạnh AD được gọi là chiều cao của hình lăng trụ.
- Hình lăng trụ đứng tam giác:
Hình lăng trụ đứng trên có hai mặt đáy là hình tam giác.
- Hình lăng trụ đứng tứ giác: có hai mặt đáy là hình tứ giác và các mặt bên là hình chữ nhật.
Chú ý:
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Thực hành 1:
a) Các mặt đáy là: ABCD, EFGH
Các mặt bên là: ABFE; ADHE; CDHG; BCGF
b) Cạnh bên AE bằng các cạnh ;BF; CG; DH.
Vận dụng 1:
Mặt đáy là: ABC; MNP
Mặt bên là: ABNM; BCPN; ACPM.
2. TẠO LẬP HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC VÀ HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
Thực hành 2:
(Thực hành thực hiện các bước như trong SGK)
Thực hành 3:
- Trên một miếng bìa, vẽ ba hình chữ nhật và hai hình vuông với kích thước như hình:
- Cắt miêng bìa như hình vẽ rồi gấp theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông.
Vận dụng 2:
- Trên một miếng bìa, vẽ ba hình chữ nhật và hai hình vuông với kích thước như hình:
- Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều.