1. BIỂU DIỄN THẬP PHÂN CỦA SỐ HỮU TỈ
Hoạt động khám phá 1:
a) Hãy thực hiện các phép chia sau đây:
3:2=? 37:25 = ? 5 : 3 = ? 1:9=?
b) Dùng kết quả trên để viết các số $\frac{3}{2}$ ; $\frac{37}{25}$; $\frac{5}{3}$; $\frac{1}{9}$ dưới dạng số thập phân.
Hướng dẫn giải:
a) 3:2=1,5 ; 37:25 = 1,48 ; 5 : 3 = 1,(6) ; 1:9= 0,(1)
b) $\frac{3}{2}$ =3:2=1,5 ; $\frac{37}{25}$=37:25 = 1,48 ; $\frac{5}{3}$=5 : 3 = 1,(6) ; $\frac{1}{9}$=1:9= 0,(1)
Thực hành 1: Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân: $\frac{12}{25}$ ; $\frac{27}{2}$; $\frac{10}{9}$
Hướng dẫn giải:
$\frac{12}{25}$ = $\frac{48}{100}$ = 0,48
$\frac{27}{2}$ = $\frac{135}{10}$ = 13,5
$\frac{10}{9}$ = 1,(1)
Vận dụng 1: Hãy so sánh hai số hữu tỉ: 0,834 và $\frac{5}{6}$
Hướng dẫn giải:
Có: $\frac{5}{6}$ = 0.8(3)
Vì: 0,834 > 0.8(3)
=> 0,834 > $\frac{5}{6}$
2. SỐ VÔ TỈ
Hoạt động khám phá 2: Cho hai hình vuông ABCD và AMBN như hình bên. Cho biết cạnh AM=1 dm.
- Em hãy cho biết diện tích hình vuông ABCD gấp mấy lần diện tích hình vuông AMBN.
- Tính diện tích hình vuông ABCD.
- Hãy biểu diễn diện tích hình vuông ABCD theo độ dài đoạn AB.
Hướng dẫn giải:
- Vì các tam giác AMB, ABN, AND, DNC, CNB có diện tích bằng nhau => Từ hình vẽ, ta thấy: Diện tích hình vuông ABCD gấp 2 lần diện tích hình vuông AMBN.
- Diện tích hình vuông ABCD là: SABCD=2SAMBN = 2.12=2 (dm2)
- Biểu diễn:SABCD = AB2
Thực hành 2:
Hoàn thành các phát biểu sau:
a) Số a=5,123 là một số thập phân hữu hạn nên a là số .?.
b) Số b = 6,15555... = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số .?.
c) Người ta chứng minh được T= 3,14159265... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy là số ?.
d) Cho biết số c=2,23606... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số .?.
Hướng dẫn giải:
a) Số a=5,123 là một số thập phân hữu hạn nên a là số hữu tỉ
b) Số b = 6,15555... = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số hữu tỉ
c) Người ta chứng minh được π = 3,14159265... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy π là số vô tỉ.
d) Cho biết số c=2,23606... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số vô tỉ.
3. CĂN BẬC HAI SỐ HỌC
Hoạt động khám phá 3:
a) Tìm giá trị của x2 với x lần lượt bằng 2; 3; 4; 5; 10.
b) Tìm số thực không âm x với x2 lần lượt bằng 4; 9; 16; 25; 100.
Hướng dẫn giải:
a) Các giá trị của x2 theo thứ tự lần lượt là: 4; 9; 16; 25; 100.
b) Các số thực không âm x theo thứ tự lần lượt là: 2; 3; 4; 5; 10.
Thực hành 3: Viết các căn bậc hai số học của: 16; 7; 10; 36.
Hướng dẫn giải:
Căn bậc hai số học của: 16; 7; 10; 36 lần lượt là: 4; $\sqrt{7}$ ; $\sqrt{10}$ ; 6
Vận dụng 2: Tính độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích là 169 m2.
Hướng dẫn giải:
Độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích là: $\sqrt{169}$ = 13 (m)
4. TÍNH CĂN BẬC HAI SỐ HỌC BẰNG MÁY TÍNH CẦM TAY
Hoạt động khám phá 4:
a) Sử dụng máy tính cầm tay bấm liên tiếp các nút:
Em hãy đọc kết quả x trên màn hình rồi tính x2.
b) Sử dụng máy tính cầm tay bấm liên tiếp các nút:
Em hãy đọc kết quả x trên màn hình rồi tính x2.
Hướng dẫn giải:
a) Kết quả trên màn hình là: 5
Suy ra: x2=52=25
b) Kết quả trên màn hình là: 1,414213..
Suy ra: x2=2.
Thực hành 4: Dùng máy tính cầm tay để tính các căn bậc hai số học sau:
$\sqrt{3}$ ; $\sqrt{15129}$ ; $\sqrt{10000}$ ; $\sqrt{10}$
Hướng dẫn giải:
$\sqrt{3}$ $\approx$ 1,73205... ;
$\sqrt{15129}$ = 123 ;
$\sqrt{10000}$ = 100;
$\sqrt{10}$ $\approx$ 3,16227... ;
Vận dụng 3: Dùng máy tính cầm tay để:
a) Tính độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích là 12 996 m2
b) Công thức tính diện tích S của hình tròn bán kính R là S=πR2. Tính bán kính của một hình tròn có diện tích là 100 cm2.
Hướng dẫn giải:
a)
Độ dài cạnh của mảnh đất hình vuông là:
$\sqrt{12 996}$ = 114 m
b)
Bán kính của một hình tròn có diện tích là:
S=πR2 => $R=\sqrt{\frac{S}{\pi }}=\sqrt{\frac{100}{\pi }}\approx 5,64$ (cm)
Bài tập & Lời giải
Bài 1 trang 33 toán 7 tập 1 CTST
a) Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân:
$\frac{15}{8}$ ; $-\frac{99}{20}$ ; $\frac{40}{9}$ ; $-\frac{44}{7}$
b) Trong các số thập phân vừa tính được, hãy chỉ ra các số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Xem lời giải
Bài 2 trang 33 toán 7 tập 1 CTST
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
a) $\sqrt2$ ∈ $\mathbb{I}$
b) $\sqrt9$ ∈ $\mathbb{I}$
c) π ∈ $\mathbb{I}$
d) $\sqrt4$ ∈ $\mathbb{Q}$
Xem lời giải
Bài 3 trang 33 toán 7 tập 1 CTST
Tính:
a) $\sqrt{64}$
b) $\sqrt{{{25}^{2}}}$
c) $\sqrt{{{(-5)}^{2}}}$
Xem lời giải
Bài 4 trang 33 toán 7 tập 1 CTST
Hãy thay dấu ? bằng các số thích hợp
n |
121 |
? |
169 |
? |
$\sqrt{n}$ |
? |
12 |
? |
146 |
Xem lời giải
Bài 5 trang 34 toán 7 tập 1 CTST
Dùng máy tính cầm tay để tính các căn bậc hai số học sau (làm tròn đến 3 chữ số thập phân)
a)$\sqrt{2250}$
b) $\sqrt{12}$
c) $\sqrt{5}$
d) $\sqrt{624}$
Xem lời giải
Bài 6 trang 34 toán 7 tập 1 CTST
Bác Thu thuê thợ lát gạch một cái sân hình vuông hết tất cả là 10 125 000 đồng. Cho biết chi phí cho 1 m2 (kể cả công thợ và vật liệu) là 125 000 đồng. Hãy tính chiều dài cạnh của cái sân.
Xem lời giải
Bài 7 trang 34 toán 7 tập 1 CTST
Tính bán kính của một hình tròn có diện tích 9869 m2 (dùng máy tính cầm tay)
Xem lời giải
Bài 8 trang 34 toán 7 tập 1 CTST
Tìm số hữu tỉ trong các số sau: 12; $\frac{2}{3}$ ; 3,(14) ; 0,123 ; $\sqrt{3}$.