CHƯƠNG 3: HÌNH HỌC TRỰC QUAN CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
BÀI 1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
HĐKP1:
Hình b là hình có 6 mặt đều là hình chữ nhật
Nhận xét:
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật: Hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6)
Hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ trong Hình 3 có:
+ Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N. P. Q.
+ Mười hai cạnh: AB, BC, CD, AD, MN, NP, PQ, MQ, AM, BN, CP, DQ.
+ Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, ba góc vuông ở đỉnh A: góc BAD, góc BAN, góc DAM.
+ Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.
Thực hành 1:
-
Các góc ở đỉnh F là: góc BFE, góc BFG, góc EFG
-
Các đường chéo được vẽ trong hình là: BH, AG, CE.
-
Đường chéo chưa được vẽ là: DF
Thực hành 2:
Có:
-
AB = DC = EF = HG, mà DC = 5 cm AB = 5 cm
-
AD = BC = FG = EH, mà AD = 8 cm FG = 8 cm
-
AE = FB = DH = CG, mà DH = 6,5 cm AE = 6,5 cm
2. HÌNH LẬP PHƯƠNG
HĐKP2:
Vật b có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông.
Nhận xét:
- Hình lập phương có 6 mặt là hình vuông.
- Hình lập phương ABCD.MNPQ trong hình 7 có:
+ Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.
+ Mười hai cạnh bằng nhau: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ.
+ Ba góc vuông ở mỗi đỉnh.
Chẳng hạn: ba góc vuông ở đỉnh A: góc BAD; góc BAM; góc DAM.
+ Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.
Thực hành 3:
-
Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau, ta có: AB = BC = CD = AD = AA’ = BB’ = CC’ = DD’ = A’B’ = B’C’ = C’D’ = D’A’
Mà AB = 5 cm
=> BC = CC’ = 5cm
-
Các góc ở đỉnh C là: góc BCD, góc BCC’, góc DCC’
-
Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’ , A’C
Vận dụng:
Hình a gấp được thành hình lập phương. Vì 6 mặt của nó đều là hình vuông.