Lý thuyết trọng tâm toán 7 cánh diều bài 3: Biều đồ đoạn thẳng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều bài 3: Biều đồ đoạn thẳng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG 

HĐ1

  • Trục nằm ngang biểu diễn các đối tượng thống kê là các năm: 1986, 1991, 2010, 2017 2018, 2019, 2020; 
  • Trục thẳng đứng biểu diễn tiêu chí thống kê là thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam (tính theo đô la Mỹ) trong những năm nêu trên; 
  • Đường gấp khúc gồm các đoạn thẳng nối liền liên tiếp 7 điểm. Mỗi điểm được xác định bởi năm thống kê và thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam trong năm đó.

Nhận xét: Biểu đồ đoạn thẳng có các yếu tố sau: 

  • Trục nằm ngang biểu diễn các đối tượng thống kê;
  • Trục thẳng đứng biểu diễn tiêu chí thống kê và trên trục đó đã xác định độ dài đơn vị | thống kê; 
  • Biểu đồ đoạn thẳng là đường gấp khúc nối từng điểm liên tiếp bằng các đoạn thẳng;
  • Mỗi điểm đầu mút của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc được xác định bởi một đối tượng thống kê và số liệu thống kê theo tiêu chí của đối tượng đó.

Ví dụ 1 (SGK – tr15)

Chú ý: 

  • Cũng như biểu đồ cột và biểu đồ cột kép, biểu đồ đoạn thẳng giúp chúng ta “trực quan hoá” một tập dữ liệu thống kê thông qua cách biểu diễn hình học tập dữ liệu đó. 
  • Người ta còn biểu diễn dữ liệu thống kê dạng biểu đồ tương tự biểu đồ cột, trong đó các cột được thay bằng các đoạn thẳng. Biểu đồ đó cũng gọi là biểu đồ đoạn thẳng, chẳng hạn xem biểu đồ ở Hình 13.

Người ta còn biểu diễn dữ liệu thống kê dạng biểu đồ tương tự biểu đồ cột, trong đó các cột được thay bằng các đoạn thẳng. Biểu đồ đó cũng gọi là biểu đồ đoạn thẳng, chẳng hạn xem biểu đồ ở Hình 13.

Ví dụ 2 (SGK – tr15)

HĐ2: Một số dạng biểu diễn của một tập dữ liệu: Bảng dữ liệu, biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột kép, biểu đồ tranh, biểu đồ đoạn thẳng,… 

Ví dụ 3 (SGK – tr16)

II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU BIỂU DIỄN BẰNG BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG

HĐ3:

a) Do nhiệt độ lúc 7h, 10 h, 13 h, 16 h, 19h, 22 h lần lượt là: 26 °C; 30 °C; 32 °C; 32 °C; 28 °C; 27 °C

b) Nhận xét 

  • Nhiệt độ tăng trong các khoảng thời gian 7h- 10 h và 10h- 13h; 
  • Nhiệt độ ổn định trong khoảng thời gian 13 h- 16h; 
  • Nhiệt độ giảm trong các khoảng thời gian 16h - 19h và 19h - 22 h.

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ đoạn thẳng, ta có thể xác định xu hướng tăng hoặc giảm của tập số liệu trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ 4: (SGK – tr17)

Xem thêm các bài Giải toán 7 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải toán 7 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.