Giải câu 4 đề 7 ôn thi toán lớp 9 lên 10

Bài 4: (3,5 điểm)

Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) có các đường cao AD, BE, CF, trực tâm H. Gọi I, K lần lượt là các trung điểm của các đoạn BC và AH

a. Chứng minh tứ giác BFEC và BFHD nội tiếp

b. Chứng minh DH. DA = DB. DC

c. Chứng minh 5 điểm E, K, F, D, I thuộc một đường tròn

d. Đường thẳng EF cắt BC tại M. Chứng minh

Bài Làm:

Hình vẽ:

a. Xét tứ giác BFEC có:

∠BFC = $90^{0}$ (CF là đường cao)

∠BEC = $90^{0}$ (BE là đường cao)

=> 2 đỉnh E và F cùng nhìn cạnh BC dưới 2 góc bằng nhau

=> Tứ giác BFEC là tứ giác nội tiếp

Xét tứ giác BFHD có:

∠BFH = $90^{0}$ (CF là đường cao)

∠BDH = $90^{0}$ (AD là đường cao)

=> ∠BFH + ∠BDH = 180o

=> Tứ giác BFHD là tứ giác nội tiếp

b. Xét ΔDHC và ΔDBA có:

∠HDC = ∠BDA = 90o

∠DHC = ∠DBA ( cùng bù với góc ∠FHD )

=> ΔDHC ∼ ΔDBA (g.g)

$\Rightarrow \frac{DH}{BD}=\frac{DC}{DA}$ => DH.DA = DC.DB

c) Ta có: ∠KDI = $90^{0}$ (AD là đường cao)

=> D thuộc đường tròn đường kính KI (1)

Tam giác AFH vuông tại F có FK là trung tuyến nên KF = KH

Do đó ΔKFH cân tại K => ∠KFH = ∠KHF

Mà ∠KHF = ∠CHD (đối đỉnh) => ∠KFH = ∠CHD

Tương tự ΔICF cân tại C (do IF = IC) => ∠IFC = ∠ICF

Từ đó: ∠KFI = ∠KFH + ∠IFC = ∠CHD + ∠ICF = $90^{0}$ (ΔDHC vuông tại D)

=> F thuộc đường tròn đường kính KI (2)

Chứng minh tương tự ∠KEI = $90^{0}$ nên E thuộc đường tròn đường kính KI (3)

Từ (1), (2), (3): 5 điểm K, F, D, I, E thuộc đường tròn đường kính KI

d) Xét ΔMFB và ΔMCE có:

$\widehat{EMC}$ là góc chung

$\widehat{MFB}=\widehat{MCE}$ (tứ giác BFEC nội tiếp)

=> ΔMFB ∼ ΔMCE 

$\Rightarrow \frac{MF}{MC}=\frac{MB}{ME}$ => MF.ME = MB.MC

Chứng minh tương tự: ME. MF = MD. MI

Từ đó: MB.MC = MD. MI

$\Rightarrow \frac{MD}{MB}=\frac{MC}{MI}\Leftrightarrow \frac{MD}{MD-MB}=\frac{MC}{MC-MI}$

Vậy: $\frac{MD}{BD}=\frac{MC}{IC}$

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Đề ôn thi môn toán lớp 9 lên 10 (đề 7)

ĐỀ THI

Bài 1: (1,5 điểm)

Giải các phương trình và hệ phương trình sau:

a. $2x^{2} -3x – 5 =0$

b. $x^{4} – 5x^{2} + 4 = 0$

c. $\left\{\begin{matrix}\frac{2}{x+y}-\frac{1}{x-y}=4& & \\ \frac{3}{x+y}+\frac{2}{x-y}=13& & \end{matrix}\right.$

Xem lời giải

Bài 2: (2,0 điểm)

1. Cho 2 hàm số $(P): y = 2x^{2}$ và $(d): y = -3x + 4$

a. Vẽ 2 đồ thị trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy

b. Tìm tọa độ giao điểm của 2 đồ thị trên bằng phép tính.

2. Cho phương trình $x^{2} – 2(m – 1)x – 2m = 0$.

Chứng minh rằng phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m. Gọi 2 nghiệm của phương trình là $x_{1}; x_{2}$, tìm tất cả giá trị của m sao cho $x_{1}^{2} + x_{1} - x_{2} = 5 - 2m$

Xem lời giải

Bài 3: (2,0 điểm)

a. Cho Phương trình : $x^{2} + (m - 1) x + 5m - 6 = 0$. Giải phương trình khi $m = - 1$

b. Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình

Một công ty vận tải điều một số xe tải để chở 90 tấn hàng. Khi đến kho hàng thì có 2 xe bị hỏng nên để chở hết số hàng thì mỗi xe còn lại phải chở thêm 0,5 tấn so với dự định ban đầu. Hỏi số xe được điều đến chở hàng là bao nhiêu xe? Biết rằng khối lượng hàng chở ở mỗi xe là như nhau.

Xem lời giải

Bài 5: (1,0 điểm)

Rút gọn biểu thức sau:

$A=\left ( \frac{\sqrt{x}}{3+\sqrt{x}}+\frac{a+9}{9-x} \right ):\left ( \frac{3\sqrt{x}+1}{x-3\sqrt{x}+\frac{2}{\sqrt{x}}} \right )(x>0,x\neq 9)$

Tìm x để A < 0

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.