Câu 2: trang 188 sgk Đại số 10
Xét bảng phân bố tần suất ghép lớp đã được lập ở bài tập số 3 của \(\S 1\).
a) Hãy vẽ biểu đồ tần suất hình cột, đường dấp khúc tần số.
b) Hãy vẽ biểu đồ tần số hình cột, đường gấp khúc tần số.
c) Dựa vào biểu đồ tần suất hình cột đã vẽ ở câu a, hãy nêu nhận xét về khối lượng của \(30\)củ khoai tây được khảo sát.
Bài Làm:
a) Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp ở câu 3 bài 1:
Lớp các khối lượng (gam) | Tần số | Tần suất (%) |
\([70;80)\) | \(3\) | \(10\) |
\([80;90)\) | \(6\) | \(20\) |
\([90;100)\) | \(12\) | \(40\) |
\([100;110)\) | \(6\) | \(20\) |
\([110;120]\) | \(3\) | \(10\) |
Cộng | \(30\) | \(100\) |
Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất như sau:
Biểu đồ tần suất hình cột
Đường gấp khúc tần suất
b) Trong biểu đồ tần suất cũng như biểu đồ tần số, dạng hình cột hay đương gấp khúc đều có hình dạng như nhau. Ta chỉ thay các giá trị tương ứng ở trục trung sao cho phù hợp với đơn vị đo của bảng số liệu đã có. Vì vậy có thể dùng chính biểu đồ tần suất làm biểu đồ tần số hình cột nhưng thay số 40 ở trục tung thành 12; số 20 thành 6.
c) Theo biểu đồ trong câu a, ta thấy phần lớn các củ khoai được khảo sát (\(80\%\))có khối lượng từ \(80\)gam đến \(110\)gam
Số củ khoai tây có khối lượng từ \(90\)đến \(100\)gam có tần suất lớn nhất.