B. Hoạt động hình thành kiến thức
Đọc kĩ nội dung sau
a) Hai phân thức được gọi là nghịch đảo cảu nhau nếu tích của chúng bằng 1.
Tổng quát: Nếu $\frac{A}{B}$ là một phân thức khác 0 thì $\frac{A}{B}$.$\frac{B}{A}$ = 1. Do đó:
- $\frac{B}{A}$ là phân thức nghịch đảo của phân thức $\frac{A}{B}$;
- $\frac{A}{B}$ là phân thức nghịch đảo của phân thức $\frac{B}{A}$.
b) Muốn chia phân thức $\frac{A}{B}$ cho phân thức $\frac{C}{D}$ khác 0, ta nhân $\frac{A}{B}$ với phân thức nghịch đảo của $\frac{C}{D}$.
$\frac{A}{B}$ : $\frac{C}{D}$ = $\frac{A}{B}$.$\frac{D}{C}$ (với $\frac{C}{D}$ $\neq $ 0).
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 54 toán VNEN 8 tập 1
Làm tính chia phân thức:
a) (-$\frac{20x}{3y^{2}}$) : (-$\frac{4x^{3}}{5y}$); b) $\frac{4x + 12}{(x + 4)^{2}}$ : $\frac{3(x + 3)}{x + 4}$.
Bài Làm:
a) (-$\frac{20x}{3y^{2}}$) : (-$\frac{4x^{3}}{5y}$) = ($\frac{-20x}{3y^{2}}$).($\frac{-5y}{4x^{3}}$) = $\frac{(-20x)(-5y)}{3y^{2}.4x^{3}}$ = $\frac{25}{3x^{2}y}$;
b) $\frac{4x + 12}{(x + 4)^{2}}$ : $\frac{3(x + 3)}{x + 4}$ = $\frac{4(x + 3)}{(x + 4)^{2}}$.$\frac{x + 4}{3(x + 3)}$ = $\frac{4}{3(x + 4)}$.