Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Lý thuyết cần biết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết cần biết
1. Cộng đa thức
Muốn cộng hai đa thức ta có thể lần lượt thực hiện các bước:
- Viết liên tiếp các hạng tử của hai đa thức đó cùng với dấu của chúng.
- Thu gọn các hạng tử đồng dạng (nếu có).
2. Trừ đa thức
Muốn trừ hai đa thức ta có thể lần lượt thực iện các bước:
- Viết các hạng tử của đa thức thứ nhất cùng với dấu của chúng.
- Viết tiếp các hạng tử của đa thức thứ hai với dấu ngược lại.
- Thu gọn các hạng tử đồng dạng (nếu có).
Bài tập & Lời giải
Câu 30: trang 40 sgk Toán 7 tập 2
Tính tổng của hai đa thức
\(P=x^2y+x^3-xy^2+3\)
\(Q=x^3+xy^2-xy-6\)
Xem lời giải
Câu 31: trang 40 sgk Toán 7 tập 2
Cho hai đa thức:
\(M=3xyz-3x^2+5xy-1\)
\(N=5x^2+xyz-5xy+3-y\)
Tính: \(M+N; M-N; N-M\)
Xem lời giải
Câu 32: trang 40 sgk Toán 7 tập 2
Tìm đa thức P và Q. biết:
\(P+(x^2-2y^2)=x^2-y^2+3y^2-1\)
\(Q-(5x^2-xyz)=xy+2x^2-3xyz+5\)
Xem lời giải
Câu 33: trang 40 sgk Toán 7 tập 2
Tính tổng của hai đa thức:
a) \(M = x^2y + 0,5xy^3 – 7,5x^3y^2 + x^3 \)và \(N = 3xy^3 – x^2y + 5,5x^3y^2\)
b) \(P = x^5 + xy + 0,3y^2 – x^2y^3 – 2 \)và \(Q = x^2y^3 + 5 – 1,3y^2\)