Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Lý thuyết cần biết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết cần biết
1. Thu thập số liệu thống kê
- Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số lệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.
- Số tất cả các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra
2. Tần số của một giá trị: số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó.
3. Bảng số liệu thống kê ban đầu: Các số liệu thu thập được khi điều tra được ghi trên bảng thống kê và được gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
Bài tập & Lời giải
Câu 1: trang 7 sgk Toán 7 tập 2
Lập bảng số liệu thống kê cho một cuộc điều tra nhỏ về một dấu hiệu mà em quan tâm (điểm một bài kiểm tra của mỗi em trong lớp, số bạn nghỉ học trong một ngày của một lớp trong trường, số con trong từng gia đình sống gần nhà em, ...).
Xem lời giải
Câu 2: trang 7 sgk Toán 7 tập 2
Hàng ngày, bạn An thử ghi lại thời gian cần thiết để đi từ nhầ đến trường và thực hiện điều đó trong 10 ngày. Kết quả thu được ở bảng 4:
Số thứ tự của ngày | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Thời gian (phút) | 21 | 18 | 17 | 20 | 19 | 18 | 19 | 20 | 18 | 19 |
a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị ?
b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó ?
c) Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng.