Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Lý thuyết cần biết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết cần biết
1. Đơn thức đồng dạng
Định nghĩa: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.
Chú ý: Mọi số khác 0 được coi là đơn thức đồng dạng với nhau.
2. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng
Quy tắc: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Bài tập & Lời giải
Câu 15: trang 34 sgk Toán 7 tập 2
Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng:
\(\frac{5}{3}x^2y;\,\,\,\,\,xy^2;\,\,\,\,\,-\frac{1}{2} x^2y;\,\,\,\,\,-2 xy^2;\,\,\,\,\,x^2y;\)
\(\frac{1}{4} xy^2;\,\,\,\,\,- \frac{2}{5} x^2y;\,\,\,\,\,xy\)
Xem lời giải
Câu 17: trang 35 sgk Toán 7 tập 2
Tính giá trị của biểu thức sau tại \(x = 1 \)và \(y = -1\)
\(\frac{1}{2} x^5y - \frac{3}{4} x^5y + x^5y\)
Xem lời giải
Câu 18: trang 35 sgk Toán 7 tập 2
Đố:Tên của tác giả cuốn Đại Việt sử kídưới thời vua Trần Nhân Tông được đặt cho một đường phố của Thủ đô Hà Nội. Em sẽ biết tên tác giả đó bằng cách tính tổng và hiệu dưới đây rồi viết chữ tương ứng vào ô dưới kết quả được cho trong bảng sau:
V | $2x^2+3x^2-\frac{1}{2}x^2$ |
N | $-\frac{1}{2}x^2+x^2$ |
H | $xy-3xy+5xy$ |
Ă | $7y^2z^3+(-7y^2z^3)$ |
Ư | $5xy – \frac{1}{3} xy + xy$ |
U | $- 6x^2y – 6x^2y$ |
Ê | $3xy^2 – (-3xy^2)$ |
L | $- \frac{1}{5} x^2 + \left ( - \frac{1}{5} x^2 \right )$ |
\(-\frac{2}{5}x^2\) | \(6xy^2\) | \(\frac{9}{2}x^2\) | $0$ | \(\frac{1}{2}x^2\) | \(3xy\) | \(\frac{17}{3} xy\) | \(-12x^2y\) |