ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Qua việc thể hiện sự quan tâm đến nước nhà ta thấy
- A. Tú Xương là một nhà thơ của hiện thực
- B. Tú Xương là nhà thơ nhân đạo
- C. Tú Xương là nhà thơ của chính trị
- D. Tú Xương là nhà thơ hiện thực và nhân đạo
Câu 2: Bài thơ chủ yếu miêu tả điều gì?
- A. Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời
- B. Bài thơ miêu tả cảnh sĩ tử đi thi hương và quá trình làm bài thi
- C. Bài thơ miêu tả chốn thi cử của thời đại phong kiến xưa
- D. Bài thơ miêu tả thể lệ cuộc thi Hương thời xưa
Câu 3: Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” tác giả đã cố tình đảo lộn từ nào?
- A. Lôi thôi
- B. Sĩ tử
- C. Vai
- D. Đeo lọ
Câu 4: Hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ-Ậm ọe quan trường miệng thét loa” nói lên điều gì?
- A. Sự khắc nghiệt và nghiêm khắc của chốn thi cử
- B. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có
- C. Học hành khổ sở của sĩ tử
- D. Sự chính trực của giám thị
Câu 5: Bài thơ thể hiện suy nghĩ gì về nước nhà của Trần Tế xương?
- A. Suy nghĩ về việc thi cử
- B. Suy nghĩ về việc mất nước
- C. Suy nghĩ về việc nghiêm khắc của chốn thi cử
- D. Hổ thẹn, đau khổ về việc mất nước và việc tổ chức thi cử thời bấy giờ
Câu 6: Câu thơ “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” như là
- A. Lời tuyên truyền của tác giả đến những người giỏi
- B. Thể hiện sự yêu nước
- C. Thông báo tình hình của đất nước hiện nay
- D. Câu thơ như một lời than; trong lời kêu gọi hàm chứa bao nỗi xót xa, tủi nhục và cay đắng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2điểm): Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Câu 2 (2điểm): Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.
Bài Làm:
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
D |
A |
A |
B |
D |
D |
2. Tự luận
Câu 1.
- Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nên có thể chia bài thơ theo mô hình “Đề - thực – luận – kết” hoặc mô hình 6/2.
- Bố cục 6/2:
+ 6 câu đầu: tình trạng của kì thi
+ 2 câu cuối: tâm trạng của nhà thơ
Câu 2.
Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.