ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ "Lai Tân" được viết theo thể thơ
- A. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- B. Song thất lục bát
- C. Ngũ ngôn bát cú đường luật
- D. Thất ngôn bát cú đường luật
Câu 2: Sắc thái châm biếm, mỉa mai của bài thơ thể hiện ở câu thơ nào?
- A. Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc.
- B. Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
- C. Chong đèn, huyện trưởng làm công việc.
- D. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Câu 3: Từ “thiên thiên” ở câu thơ thứ nhất được dịch là
- A. Ngày ngày
- B. Ngày nay
- C. Hôm nay
- D. Ngày mai
Câu 4: Lí do vì sao tác giả vẫn cho Lai Tân là bình yên?
- A. Vì nó thật sự bình yêu
- B. Đây là biện pháp nói ngược, tạo tiếng cười trào phúng
- C. Vì tác giả thích sự bình yên
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 5: Người phải hứng chịu sự áp bức của bề trên phong kiến là ai?
- A. Người dân
- B. Tất cả mọi người
- C. Không ai bị áp bức
- D. Không có tình trạng áp bức
Câu 6: Bộ máy quan lại ở Lai Tân được thể hiện như thế nào qua ba câu đầu của bài thơ?
- A. Làm tròn trách nhiệm và phận sự của mình.
- B. Làm việc một cách hình thức.
- C. Chỉ quan tâm đến việc bóc lột người dân.
- D. Không làm tròn chức năng của người đại diện pháp luật.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ “Lai Tân”.
Câu 2 (2 điểm): Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì đặc biệt so với hai câu thơ đầu?
Bài Làm:
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
D |
A |
B |
A |
D |
2. Tự luận
Câu 1.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thì bố cục của nó sẽ là mô hình “khai – thừa – chuyển – hợp”, tuy nhiên kết cấu đó không phù hợp lắm với bài thơ này. Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể chia làm hai phần:
- Phần 1 (3 câu đầu): tình trạng của bộ máy chính quyền vùng đất Lai Tân, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch
- Phần 2 (câu cuối): câu kết nhấn mạnh tính chất thối nát của chính quyền này.
Câu 2.
- Trong hai câu thơ đầu, những việc làm sai phạm được tác giả nêu rõ nhưng trong câu thơ thứ ba, tác giả không nêu trực tiếp mà thông qua ẩn ý, tuy vậy điều đó chỉ làm tăng thêm sự châm biếm, chế giễu chứ không làm giảm đi.
=> Giọng điệu trào phúng ở câu thơ thứ ba dần được nâng lên so với hai câu đầu.