Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P1)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây nhờ vào

  • A. giáp Trung Quốc và Liên Bang Nga.
  • B. có con đường tơ lụa đi qua.
  • C. giáp Ấn Độ và Đông Âu.
  • D. giao thông thuận lợi.

Câu 2. Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là

  • A. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo.
  • B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Liên bang Nga.
  • C. thu nhập bình quân đầu người cao.
  • D. có thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ.

Câu 3. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Giáp với nhiều biển và đại dương
  • B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi
  • C. Có đường chí tuyến chạy qua
  • D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới

Câu 4. Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là

  • A. Than và uranium
  • B. Dầu mỏ và khí tự nhiên
  • C. Sắt và dầu mỏ
  • D. Đồng và kim cương

Câu 5. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

  • A. Ven biển Đỏ
  • B. Ven biển Ca-xpi
  • C. Ven Địa Trung Hải
  • D. Ven vịnh Péc-xich

Câu 6. Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo

  • A. Ấn Độ giáo
  • B. Thiên chúa giáo
  • C. Phật giáo
  • D. Hồi giáo

Câu 7. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á

  • A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao
  • B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên
  • C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.
  • D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản

Câu 8. Nền nông nghiệp các nước Tây Nam Á kém phát triển không phải do

  • A. đất trồng ít.
  • B. nhiều hoang mạc.
  • C. nguồn nước khan hiếm.
  • D. khí hậu nhiệt đới ẩm.

Câu 9. Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng

  • A. lúa gạo.
  • B. lúa mì.
  • C. bông.
  • D. cao lương.

Câu 10. Tài nguyên mang lại nhiều hạnh phúc nhưng cũng mang lại nhiều đau thương cho Tây Nam Á là

  • A. than đá, kim cương và vàng.
  • B. dầu mỏ, khí đốt, nguồn nước ngọt.
  • C. uran, boxit, thiếc.
  • D. đồng, photphat, năng lượng Mặt Trời.

Câu 11. Nguyên nhân nào làm cho Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh của nhiều cường quốc?

  • A. Có nguồn dầu mỏ dồi dào.
  • B. Có vị trí địa - chính trị quan trọng.
  • C. Là nơi có nhiều tôn giáo.
  • D. Tồn tại nền văn minh cổ đại rực rỡ.

Câu 12. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến nhiều tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan tăng cường hoạt động ở Tây Nam Á và Trung Á?

  • A. Có dầu mỏ và vị trí địa - chính trị quan trọng.
  • B. Có dầu mỏ và Hồi giáo cực đoan.
  • C. Đa sắc tộc và đa tôn giáo.
  • D. Tranh giành đất đai và nguồn nước ngọt.

Câu 13. Vấn đề nảy sinh lâu dài và cần được giải quyết ở Tây Nam Á là

  • A. dịch bệnh hoành hành.
  • B. xung đột sắc tộc, tôn giáo.
  • C. phân biệt chủng tộc.
  • D. nạn khủng bố.

Câu 14. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho khu vực Tây Nam Á và Trung Á mất ổn định và đói nghèo gia tăng?

  • A. Tranh giành đất đai, tài nguyên dầu mỏ, nguồn nước.
  • B. Sự can thiệp của các thế lực nước ngoài.
  • C. Sự xung đột tôn giáo, sắc tộc, đảng phái.
  • D. Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.

Câu 15. Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palextin là

  • A. tranh giành nguồn nước và đất đai.
  • B. bất đồng về tôn giáo và các tổ chức cực đoan.
  • C. tranh giành khai thác tài nguyên dầu mỏ.
  • D. sự can thiệp của thế lực bên ngoài.

Câu 16: Tây Nam Á là một bộ phận lãnh thổ thuộc châu Á gồm 

  • A. 13 nước.
  • b. 20 nước
  • C.  15 nước.
  • D. 22 nước

Câu 17: Tây Nam Á là bộ phận lãnh thổ bao gồm

  • A. bán đảo A-ráp, cao nguyên I-ran và một số vùng đất tiếp giáp Địa Trung Hải, biển Ca-xpi, biển Đen. 
  • B. bán đảo A-rap, cao nguyền Đê-can và một số đảo trong vịnh Péc-xich.
  • B. bán đảo Arap, bán đảo Xi-nai, cao nguyên Mô-zăm-bich và các đảo ở Địa Trung Hải.
  • D. bán đảo A-ráp, cao nguyên I-ran và một số đảo thuộc Ân Độ Dương.

Câu 18: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự 1 tiếp giáp của các châu lục nào sau đây?

  • A. Vị trí giáp châu Mĩ - châu úc - châu Phi.
  • B. Châu Á - châu Âu - châu Phi.
  •  c. Châu Âu - châu Mĩ - châu Á.
  • D. Châu Á - châu Âu - châu úc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ- XÃ HỘI THẾ GIỚI

B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.