Câu 1: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Liên bang Nga là:
- A. công nghiệp khai thác vàng
- B. công nghiệp sản xuất ô tô
-
C. công nghiệp khai thác dầu khí
- D. công nghiệp điện tử - tin học
Dựa vào các biểu đồ Chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á, trả lời các câu hỏi 2 đến câu 4
Câu 2: Nước có tỉ trọng GDP cao nhất ở khu vực I và thấp nhất ở khu vực II là:
- A. Philipin
-
B. Campuchia
- C. Việt Nam
- D. Inđônêsia
Câu 3: Nước có tỉ trọng khu vực III cao nhất trong cơ cấu GDP qua các năm:
- A. Inđônêxia
- B. Việt Nam
-
C. Philippin
- D. Campuchia
Câu 4: Nước có sự chuyển dịch cơ cấu GDP rõ rệt nhất từ nông nghiệp sang công nghiệp:
-
A. Việt Nam
- B. Campuchia
- C. Philipin
- D. Inđônêxia
Câu 5: Trung Quốc có chính sách dân số triệt để:
- A. Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con
-
B. Mỗi gia đình chỉ có 1 con
- C. Mỗi gia đình chỉ có 1 con, gia đình chính sách có 2 con
- D. Khoảng cách giữa 2 lần sinh phải từ 5 năm trở lên
Câu 6: Nhận định nào không đúng về thời kì đầy khó khăn biến động của Liên bang Nga:
- A. Tốc độ tăng trưởng GDP âm
- B. Tình hình chính trị xã hội bất ổn định
-
C. Thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo xảy ra ở nhiều nơi
- D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
Câu 7: Sau năm 2000 nước Nga đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế mới là:
- A. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- B. đầu tư hiện đại hóa công nghiệp
-
C. tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường
- D. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ
Câu 8: Trong ngành nông nghiệp Nhật Bản cây trồng chính là:
-
A. Lúa gạo
- B. Cây công nghiệp
- C. Dâu tằm
- D. Cây ăn quả
Câu 9: Khó khăn, trở ngại lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội miền Đông Trung Quốc là:
- A. Động đất, sóng thần
-
B. Bão, ngập lụt
- C. Hạn hán, lũ quét
- D. Thiên tai, dịch bệnh
Câu 10: Sản phẩm của một số ngành công nghiệp chế biến như: lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử … đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu do:
- A. Trình độ công nhân lành nghề
-
B. Liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài
- C. Giá nhân công rẻ và nguồn lao động dồi dào
- D. Nguồn tài nguyên phong phú
Câu 11: Mặc dù Đông Nam Á xuất khẩu rất nhiều loại nông sản nhưng giá trị của các mặt hàng ấy vẫn còn thấp, đó là do các hàng nông sản:
- A. Chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường về chất lượng
- B. Không cạnh tranh được với các nước khác nên phải hạ giá
- C. Thường bị các nước tư bản chèn ép về giá cả
-
D. Phần lớn chưa qua chế biến.
Câu 12: Lúa gạo được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa bởi vì ở Đông Nam Á lục địa:
-
A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn và khí hậu thuận lợi hơn
- B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn
- C. Có lực lượng lao động nông nghiệp đông hơn
- D. Ít bị thiên tai, bão lụt hơn so với Đông Nam Á biển đảo
Câu 13: Trong nông nghiệp, chăn nuôi lợn của nước Nga phát triển mạnh ở vùng:
- A. Cao nguyên Trung Xi-bia
- B. Đồng bằng Đông Âu
-
C. Đồng bằng Tây Xi-bia
- D. Vùng Viễn Đông
Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Trung ương Liên bang Nga:
- A. Phát triển nhiều ngành công nghiệp kĩ thuật cao, hiện đại
- B. Là vùng kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu công nghiệp đa dạng
-
C. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp
- D. Công nghiệp hóa nhanh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại
Câu 15: Ở Liên bang Nga củ cải đường được phân bố ở phía:
- A. Nam
- B. Đông nam
-
C. Tây nam
- D. Đông bắc
Câu 16: Đảo có dân số đông nhất của Nhật Bản là:
-
A. đảo Hônsu
- B. đảo Kiuxiu
- C. đảo Hôcaiđô
- D. đảo Xicôcư
Câu 17: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004
(Đơn vị: %)
Nhóm nước |
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế |
||
Khu vực I |
Khu vực II |
Khu vực III |
|
Phát triển |
2,0 |
27,0 |
71,0 |
Đang phát triển |
25,0 |
32,0 |
43,0 |
Để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, ta chọn biểu đồ nào là thích hợp?
- A. Biểu đồ miền
- B. Biểu đồ kết hợp cột, đường
- C. Biểu đồ đường
-
D. Biểu đồ tròn
Câu 18: Biểu hiện nào sao đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều:
- A. Đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia
- B. Sử dụng tài nguyên của các nước chưa hợp lí
-
C. GDP có sự chênh lệch giữa các nước
- D. Tỉ lệ đói nghèo giữa các nước có sự khác nhau
Câu 19: Việt Nam xuất khẩu gạo chủ yếu sang các nước nào trong ASEAN?
-
A. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin
- B. Mi-an-ma, Lào
- C. Cam-pu-chia, Thái Lan
- D. Xin-ga-po, Bru-nây
Câu 20: Đâu không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN:
- A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển
- B. Thông qua các diễn đàn, hiệp ước
- C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao
-
D. Thông qua sự tự do lưu thông hàng hóa, tiền tệ
Câu 21: Trong các nước sau của khu vực Đông Nam Á, nước nào là nước công nghiệp mới (NICs):
- A. Thái Lan
-
B. Xin-ga-po
- C. Bru-nây
- D. Cam-pu-chia
Câu 22: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
- A. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
- B. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
- C. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
-
D. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 23: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973 không phải do nhân tố nào sau đây tác động?
- A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.
- B. Tập trung phát triển các ngành then chốt.
- C. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
-
D Tinh thần làm việc trách nhiệm cao.
Câu 24: Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do
- A. Khủng hoảng tài chính trên thế giới.
-
B. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
- C. Sức mua thị trường trong nước giảm.
- D. Thiên tai động đất, sóng thần xảy ra nhiều.
Câu 25: Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là
- A. Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.
- B. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.
- C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
-
D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động và ở mức thấp.