Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 9)

Đề ôn thi cuối học kì 2 môn địa lý 11 phần 9. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp CÔNG NGHIỆP hàng không E-bớt (Airbus) gồm: 

  • A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
  • B. Đức, Pháp, Đan Mạch.
  • C. Đức, Pháp, Anh. 
  • D. Đức, Pháp, Thụy Điển.

Câu 2: Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về?

  • A. Công nghiệp luyện kim.
  • B. Công nghiệp vũ trụ.
  • C. Công nghiệp chế tạo máy.
  • D. Công nghiệp dệt. 

Câu 3: Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận sẽ: 

  • A. Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu. 
  • B. Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên. 
  • C. Gây ra sự cạnh tranh quyết liệt. 
  • D. Trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển. 

Câu 4: Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là:

  • A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.
  • B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.
  • C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ. 
  • D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

Câu 5: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc  điểm là

  • A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp
  • B. khu vực I rất thấp, Khu vực II và III cao
  • C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp
  • D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

  • A. Thiếu lao động bổ sung.
  • B. Chi phí phúc lợi xã hội lớn.
  • C. Lao động có nhiều kinh nghiệm.
  • D. Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng về phân bố dân cư ở Ô-xtrây-li-a? 

  • A. Dân cư tập trung rất đông ở dải đồng bằng ven biển phía đông nam và tây nam.
  • B. Dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị, rất ít ở nông thôn.
  • C. Mật độ dân số rất thấp ở vùng nội địa. 
  • D. Dân cư phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ.

Câu 8: Trong tổng giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới, nhóm các nước phát triển  chiếm

  • A. 50%   
  • B. 55%
  • C. gần 60%
  • D. hơn 60%

Câu 9: Quần đảo Ha-oai có tiềm năng rất lớn về?

  • A. hải sản và du lịch.
  • B. dầu khí và kim loại màu.
  • C. thủy sản và khoáng sản.
  • D. than đá và thủy điện. 

Câu 10: Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra

  • A. ở hầu hết các quốc gia
  • B. chủ yếu ở các nước phát triển
  • C. chủ yếu ở các nước đang phát triển
  • D. chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ- la- tinh

Câu 11: Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về 

  • A. Vốn, khoa học kĩ thuật – công nghệ
  • B. Thị trường
  • C. Lao động 
  • D. Nguyên liệu

Câu 12: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành trên cơ sở

  • A. những quốc gia có nét tương đồng về địa lý
  • B. những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa-xã hội
  • C. những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển
  • D. Các ý trên

Câu 13: Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do:

  • A. Sản xuất lúa gạo đã đâp ứng được nhu cầu của người dân.
  • B. Năng suất tăng lên nhanh chóng.
  • C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng. 
  • D. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.

Câu 14: Nhận xét đúng nhất về khu vực Mỹ la tinh là

  • A. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn
  • B. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít
  • C. nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn
  • D. nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh

Câu 15: Sự đa dạng hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế sẽ có cơ hội thế nào? 

  • A. Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước. 
  • B. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới.
  • C.  Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại. 
  • D.  Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển. 

Câu 16: Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi

  • A. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn
  • B. khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh
  • C. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
  • D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

  • A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  • B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
  • C. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
  • D. Thông qua các dự án, chương trình phát triển. 

Câu 18: Bốn quốc gia có trữ lượng giàu mỏ lớn nhất trong khu vực Tây Nam Á xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là

  • A. Ả-rập-xê-út, Iran, Irăc, Cô-oét
  • B. Iran, Ả-rập-xê-út, Irắc, Cô-oét
  • C. Irắc, Iran, Ả-rập-xê-út, Cô-oét
  • D. Cô-oét, Ả-rập-xê-út, Iran, Irắc

Câu 19: Nền kinh  tế Châu Phi hiện đang phá triển theo chiều hướng tích cực  nhưng vẫn bị coi là châu lục nghèo đói, chậm phát triển vì:

  • A. còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp
  • B. đa số các nước Châu Phi còn nghèo, kinh tế kém phát triển
  • C. châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu
  • D. Các ý trên

Câu 20: Điểm giống nhau về địa hình giữa các vùng tự nhiên Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ là?

  • A. Giàu có về kim loại màu.
  • B. Địa hình chủ yếu là gò đồi.
  • C. Có các đồng bằng ven biển.
  • D. Diện tích rừng tương đối lớn. 

Câu 21: Năm 2003, sản lượng khai thác dầu mỏ của khu vực Trung Á đạt khoảng

  • A. gần 1100 thùng/ngày
  • B. gần 1200 thùng/ngày
  • C. hơn 1200 thùng/ngày
  • D. gần 1300 thùng/ngày

Câu 22: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

  • A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
  • B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
  • C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
  • D. Thông qua các hiệp ước. 

Câu 23: Dầu mỏ, nguồn tài nguyên quan trọng cảu Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở

  • A. ven biển Caxpi
  • B. ven biển Đen
  • C. ven Địa Trung Hải
  • D. ven vịnh Péc-xích

Câu 24: Một trong những đặc điểm nổi bật của lao động Ô-xtrây-li-a là:

  • A. Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm rất cao.
  • B. Trình độ công nghệ thông tin (IT) rất cao.
  • C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. 
  • D. Đông đảo, giá rẻ. 

Câu 25: Khu vực khai thác dầu thô nhiều nhất thế giới vào năm 2003 là

  • A. Đông Á
  • B. Đông Âu
  • C. Tây Nam Á
  • D. Bắc Mĩ

Câu 26: Năm 2005, số dân của khu vực Tây Nam Á là

  • A. gần 310 triệu người
  • B. hơn 313 triệu người
  • C. gần 330 triệu người
  • D. hơn 331 triệu người

Câu 27: Quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Tây Nam Á là

  • A. Ca-ta
  • B. Ba-ranh
  • C. Lãnh thổ Pa-lét-xtin
  • D. Síp

Câu 28: Biểu hiện rõ nét nhất của thương mại thế giới phát triển đối với nước ta là 

  • A. Việt Nam là thành viên của APEC.
  • B. Việt Nam đã có thể tham gia vào tất cả tổ chức kinh tế thế giới.
  • C. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. 
  • D. Việt Nam là thành viên của ASEAN ngay từ năm 1955.

Câu 29: NAFTA là tổ chức

  • A. Liên minh Châu Âu
  • B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Chây Á – Thái Bình Dương
  • C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
  • D. Thị trường chung Nam Mỹ

Câu 30: Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

769,8

624,8

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

454,5

692,4

648,3

Cán cân thương mại

52,2

107,2

99,7

111,2

77,4

-23,5

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015 là:

  • A. Biểu đồ tròn.
  • B. Biểu đồ miền.
  • C. Biểu đồ đường.  
  • D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).

Câu 31: Các nước phát triển có đặc điểm là

  • A. GDP bình quân đầu người cao.
  • B. đầu tư ra nước ngoài nhiều.
  • C. chỉ số HDI ở mức cao.
  • D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 32: Đặc điểm nổi bật của dãy núi A-pa-lat ở phía Đông Hoa Kì là:

  • A. núi trẻ, đỉnh nhọn, sườn dốc, cao trung bình.
  • B. sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang.
  • C. gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng bắc – nam.
  • D. cao đồ sộ, sườn dốc, xen các bồn địa và cao nguyên. 

Câu 33: Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á là

  • A. I-ran
  • B. I-rắc
  • C. Ả-rập-xê-út
  • D. Cô-oét

Câu 34: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản:

  • A. bị suy sụp nghiêm trọng.
  • B. trở thành cường quốc hàng đầu.
  • C. tăng trưởng và phát triển nhanh.
  • D. được đầu tư phát triển mạnh.

Câu 35: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là:

  • A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
  • B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
  • C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU. 
  • D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Câu 36: Các nước phát triển hợp tác với các nước đang phát triển sẽ 

  • A. Hạn chế được rất nhiều về ô nhiễm môi tường do khai thác tài nguyên và chế biến nguyên liệu.
  • B. Thu hút được nguồn lao động có trình độ.
  • C. Thu hút được nguồn vốn nhiều hơn. 
  • D. Nhập được nhiều sản phẩm công nghiệp chất lượng cao.

Câu 37: Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là?

  • A. thị trường bị thu hẹp.
  • B. thiếu nguồn vốn đầu tư.
  • C. khoa học chậm đổi mới.
  • D. thiếu nguyên, nhiên liệu

Câu 38: Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm

(Đơn vị: %)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

2015

Tốc độ tăng trưởng GDP

5,1

1,5

2,3

2,5

4,7

0,5

Nhận xét nào sau đây là đúng? 

  • A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục.
  • B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới.
  • C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định. 
  • D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động

Câu 39: Vì sao việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

  • A. Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.
  • B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.
  • C. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.
  • D. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…). 

Câu 40: Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là:

  • A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.
  • B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ.
  • C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển. 
  • D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ- XÃ HỘI THẾ GIỚI

B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.