Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra một tiết - học kì 2 (P3)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kiểm tra học kì II tham khảo . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là ngành:

  • A. Công nghiệp chế tạo
  • B. Công nghiệp điện tử - tin học
  • C. Công nghiệp sản xuất ô tô, xe gắn máy
  • D. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng

Câu 2: Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là

  • A. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.
  • B. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.
  • C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.
  • D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.

Câu 3 : Nhận định nào sau đây đúng nhất về quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới?

  • A. Quan hệ Nga – Việt được hai nước đặc biệt quan tâm vì bối cảnh quốc tế mới hết sức phức tạp
  • B. Quan hệ Nga – Việt là quan hệ sâu sắc trong bối cảnh quốc tế hiện nay
  • C. Quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống, được hai nước đặc biệt quan tâm
  • D. Liên bang Nga coi quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống vì lợi ích của Liên bang Nga

Câu 4: Về thương mại, Nhật Bản đứng hàng

  • A. thứ hai thế giới.
  • B. thứ ba thế giới.
  • C. thứ tư thế giới.
  • D. thứ năm thế giới

Câu 5: Khu vực phía Nam của Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về các khoáng sản:

  • A. Phi kim loại
  • B. Kim loại màu
  • C. Năng lượng
  • D. Kim loại quý hiếm

Câu 6 : Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên của miền Tây Trung Quốc?

  • A. Nguồn thủy năng dồi dào, đất phù sa màu mỡ
  • B. Giàu khoáng sản, thủy điện, rừng, đồng cỏ
  • C. Đất đai màu mỡ, giàu khoáng sản
  • D. Tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú

Câu 7: Trong quá trình phát triển kinh tế, Liên bang Nga gặp phải khó khăn gì?

  • A. Tình hình chính trị, xã hội bất ổn định
  • B. Thiếu vốn đầu tư, nguồn nguyên nhiên liệu
  • C. Nợ nước ngoài, lạm phát trầm trọng
  • D. Phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám

Câu 8: Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển ở ĐôngNam Á vì:

  • A. Các nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt và lượng nước sông phong phú
  • B. Các nước đều giáp biển và biển quanh năm không đóng băng
  • C. Có lao động lành nghề, trang thiết bị hiện đại ngang tầm thế giới
  • D. Tất cả các nước đều có lợi thế về sông và hầu hết các nước đều giáp biển

Câu 9: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm ………, tại ………………., gồm …………nước.

  • A. 1967/Thái Lan/6           
  • B. 1967/Băng Cốc/5
  • C. 1967/Băng Cốc/4          
  • D. 1965/Thái Lan/5

Câu 10: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm:

  • A. 1995                     
  • B. 1996                              
  • C. 1997                              
  • D. 1999

Câu 11: Mục tiêu của ASEAN được thể hiện khái quát nhất trong ý nào dưới đây:

  • A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và sự tiến bộ của các nước thành viên
  • B. Xây dựng thành một khu vực hòa bình, ổn định, phát triển
  • C. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ của ASEAN với thế giới
  • D. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển

Câu 12: Cho biểu đồ: 

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NHÓM NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN

 

Nhận xét nào không đúng về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của hai nhóm nước:

  • A. Nhìn chung tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của hai nhóm nước có xu hướng giảm
  • B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước phát triển chậm
  • C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển
  • D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của cả hai nhóm nước hiện nay thấp

Câu 13: Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản đó là ngành

  • A. Công nghiệp chế tạo.
  • B. Công nghiệp sản xuất điện tử,
  • C. xây dựng và công trình công cộng.
  • D. Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.

Câu 14: Các sản phẩm nổi bật về ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản là

  • A. Tàu biển, ô tô, xe gắn máy.
  • B. Tàu biển, ô tô, máy nông nghiệp.
  • C. Ô tô, xe gắn máy, đầu máy xe lửa.
  • D. Xe gắn máy, máy nông nghiệp.

Câu 15: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành

  • A. Công nghiệp chế tạo máy.
  • B. Công nghiệp sản xuất điện tử.
  • C. xây dựng và công trình công cộng.
  • D. Công nghiệp dệt, sợi vải các loại.

Câu16 : Sản lượng lương thực của Liên bang Nga năm 2005 đạt:

  • A. 80,5 triệu tấn
  • B. 71,5 triệu tấn
  • C. 78,2 triệu tấn
  • D. 75,2 triệu tấn

Câu 17: Các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là

  •  A. sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, rô bốt.
  • B. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, vật liệu truyền thông, rô bốt.
  • C. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, thiết bị điện tử.
  • D. sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, điện tử dân dụng.

Câu 18: Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX, vẫn được duy trì và phát triển là ngành

  • A. công nghiệp dệt.
  • B. công nghiệp chế tạo máy.
  • C. công nghiệp sản xuất điện tử.
  • D. công nghiệp đóng tàu biển.

Câu 19: Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là

  • A. thương mại và du lịch.
  • B. thương mại và tài chính.
  • C. tài chính và du lịch.
  • D. tài chính và giao thông vận tải.

Câu 20: So với các cường quốc thương mại trên thế giới, Nhật Bản

  • A. đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và trước Trung Quốc.
  •  B. đứng sau Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc.
  • C. đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc.
  • D. đứng sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và trước CHLB Đức.

Câu 21: Cho bảng số liệu về Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ba khu vực kinh tế của Việt Nam.

                                                               (Đơn vị: %)                                                     

Năm

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Tổng

1991

40,5

23,8

35,7

100

1995

27,2

28,8

44,0

100

2000

24,5

36,7

38,8

100

2004

21,8

40,2

38,0

100

Biểu đồ thể hiện thích hợp nhất:

  • A. Biểu đồ tròn.                  
  • B. Biểu đồ miền.              
  • C. Biểu đồ đường.              
  • D. Biểu đồ cột.

Câu 22: Câu nào dưới đây không chính xác về ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á:

  • A. Cơ sở hạ tầng hiện đại và ngày càng phát triển
  • B. Hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm
  • C. Thông tin liên lạc được cải thiện và ngày càng nâng cấp
  • D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và hiện đại

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ- XÃ HỘI THẾ GIỚI

B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.