Câu 1: Sắp xếp thứ tự 4 đảo lớn của Nhật Bản từ Bắc xuống Nam là:
- A. Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Hôn-su, Kiu-xiu
-
B. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
- C. Hôn-su,Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
- D. Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô
Câu 2: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là:
- A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
-
B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
- C. Lao động không cần cù, siêng năng.
- D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Câu 3: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là:
-
A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.
- B. Không còn tình trạng đói nghèo.
- C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
- D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao thế giới.
Câu 4: Quốc gia nào sau đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển?
- A. Đông-ti-mo
- B. Bru-nây.
-
C. Lào.
- D. Thái Lan.
Câu 5: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm:
- A. 1967.
- B. 1984.
-
C. 1995.
- D. 1997.
Câu 6: Cho đến hiện nay, Liên Bang Nga vẫn được mệnh danh là cường quốc hàng đầu thế giới về:
- A. công nghiệp dệt, may.
- B. cơ khí, chế tạo máy
-
C. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.
- D. điện tử - tin học
Câu 7: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm:
-
A. 1967.
- B. 1977.
- C. 1995.
- D. 1997.
Câu 8: Cây hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở nước nào ở các nước Đông Nam Á?
- A. Thái Lan.
-
B. Việt Nam.
- C. In-đô-ne-xi-a.
- D. Ma-lai-xi-a.
Câu 9: Dầu mỏ của Liên Bang Nga tập trung nhiều ở:
- A. cao nguyên Trung Xi-bia
-
B. đồng bằng Tây Xi-bia
- C. đồng bằng Đông Âu
- D. ven Bắc Băng Dương
Câu 10: Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về
-
A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
- B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
- C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
- D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn với Liên Bang Nga?
- A. Các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu diễn ra ở vùng Xibia vì tài nguyên giàu có, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời và có vùng biển rộng.
- B. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía nam vùng đồng bằng Đông Âu và cùng biển Viễn Đông vì giàu tài nguyên và giao thông thuận lợi.
-
C. Quy mô dân số ngày càng giảm, cơ cấu dân số già, mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 1 người/km2), tỉ lệ biết chữ xấp xỉ 100%.
- D. Dẫn đầu thế giới về diện tích tự nhiên, tài nguyên rừng lá kim, tài nguyên khoáng sản, số múi giờ và tài nguyên đất nông nghiệp.
Câu 12: TĐồng bằng nào ở Trung Quốc có tình trạng lụt lội nặng nhất vào mùa hạ?
- A. Đông Bắc.
- B. Hoa Bắc.
-
C. Hoa Nam.
- D. Hoa Trung.
Câu 13: Đâu là nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam?
- A. Lúa gạo, ngô.
-
B. Chè, bông.
- C. Chè, lúa mì.
- D. Bông, lợn.
Câu 14: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
- A. Ma-lai-xi-a.
- B. Bru-nây.
-
C. Thái Lan.
- D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
- A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
- B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
- C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
-
D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Câu 16: Loại gia súc được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc là:
- A. Bò.
- B. Dê.
-
C. Cừu.
- D. Ngựa.
Câu 17: Cho bảng số liệu:
GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD)
Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
- A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định.
- B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc có xu hướng giảm.
- C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc luôn ổn định.
-
D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc ngày càng tăng.
Câu 18: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:
-
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
- D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Câu 19: Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở:
-
A. các thành phố ven biển.
- B. khu vực ven biển phía bắc.
- C. các đảo nhỏ phía nam.
- D. vùng núi thấp phía tây.
Câu 20: Tên các đồng bằng lớn ở Trung Quốc theo thứ tự lần lượt từ Nam lên Bắc là:
- A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
- B. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc.
-
C. Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc.
- D. Hoa Trung, Hoa Nam, Hoa Bắc, Đông Bắc.
Câu 21: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên:
- A. Bắc Băng Dương.
- B. Ấn Độ Dương.
- C. Đại Tây Dương.
-
D. Thái Bình Dương.
Câu 22: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì
- A. Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc.
-
B. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng.
- C. sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu.
- D. để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng.
Câu 23: Nền kinh tế Liên Bang Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và phát triển đi lên là nhờ
- A. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- B. có vị trí địa lí và điều kiên tự nhiên thuận lợi.
-
C. có những chính sách và biện pháp đúng đắn.
- D. có sự đầu tư lớn từ các nước phát triển.
Câu 24: Đường bờ biển của Trung Quốc dài:
- A. 800 km.
-
B. 9000 km.
- C. 8000 km.
- D. 900 km.
Câu 25: Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là:
- A. Núi và cao nguyên xen bồn địa.
-
B. Đồng bằng và đồi núi thấp.
- C. Núi cao và sơn nguyên đồ sộ.
- D. Núi và đồng bằng châu thổ.
Câu 26: Dân số Trung Quốc có tỉ lệ như thế nào so với dân số thế giới?
- A. Chiếm khoảng 1/4.
-
B. Chiếm khoảng 1/5.
- C. Chiếm khoảng 1/6.
- D. Chiếm khoảng 1/7.
Câu 27: Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
- A. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
- B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
- C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
-
D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 28: Cho bảng số liệu:
SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN MỘT SỐ KHU VỰC Ở CHÂU Á
Căn cứ vào bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình du lịch ở một số khu vực của châu Á?
- A. Tròn.
- B. Miền.
-
C. Cột.
- D. Đường.
Câu 29: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
-
A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
- B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.
- C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
- D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.
Câu 30: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là:
- A. Công nghiệp dệt may, da dày.
- B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
-
C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
- D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Câu 31: Đâu là cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á?
-
A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
- B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
- C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
- D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.
Câu 32: Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?
- A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
-
B. Trồng lúa nước.
- C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.
- D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 33: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
- A. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
- B. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể.
-
C. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
- D. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau.
Câu 34: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
- A. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
-
B. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
- C. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
- D. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
Câu 35: Trước năm 1990, Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết, chủ yếu vì:
-
A. nền kinh tế phát triển nhất, đóng góp cao nhất trong Liên Xô.
- B. diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất so với các thành viên khác.
- C. dân số đông, trình độ dân trí cao.
- D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú nhất.
Câu 35: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
- A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
-
B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
- C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
- D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
Câu 37: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
- A. Sông ngòi và khí hậu.
- B. Địa hình và rừng.
-
C. Địa hình và khí hậu.
- D. Biển và khoáng sản.
Câu 38: Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ở Trung Quốc là:
- A. Trùng Khánh.
-
B. Côn Minh.
- C. Vũ Hán.
- D. Quảng Châu.
Câu 39: Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?
- A. Đông Bắc và Hoa Trung.
- B. Hoa Trung và Hoa Nam.
- C. Hoa Bắc và Hoa Trung.
-
D. Đông Bắc và Hoa Bắc.
Câu 40: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là:
-
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
- C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
- D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.