Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 4)

Đề ôn thi cuối học kì 2 môn địa lý 11 phần 4. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng?

  • A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.
  • B. Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.
  • C. Tổ chức các hoạt động chính trị.
  • D. Xuất bản tạp chí với nhiều thứ tiếng.

Câu 2: Từ 1994, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng vì đó là những ngành:

  • A. có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân.
  • B. tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên.
  • C. có thể quay vòng vốn nhanh.
  • D. phù hợp với nguồn lao động đất nước rất dồi dào và giá nhân công rẻ.

Câu 3: Năm 2004, giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc lần lượt là 51,4% và 48,6%. Cán cân thương mại của Trung Quốc năm 2004 có đặc điểm:

  • A. chưa có gì nổi bật.
  • B. nhập siêu.
  • C. mất cân đối xuất, nhập lớn.
  • D. xuất siêu.

Câu 4: Đâu không phải là biện pháp chính để Trung Quốc phát triển công nghiệp?

  • A. Mở cửa, tăng cường hợp tác với nước ngoài.
  • B. Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông.
  • C. Đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị.
  • D. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài

Câu 5: 

Diện tích một số cây công nghiệp của Trung Quốc, thời kì 1985 - 2004

 ( Đơn vị: nghìn ha)

Năm

1985

1995

2000

2002

2004

Chè

834

888

838

913

943

Cao su

300

395

421

429

420

  • A. Diện tích trồng cao su tăng nhanh hơn so với diện tích trồng chè. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
  • B. Diện tích trồng chè và cao su tăng liên tục qua các năm.
  • C. Diện tích trồng chè tăng chậm hơn so với diện tích trồng cao su.
  • D. Diện tích trồng cao su tăng nhưng không ổn định

Câu 6: Cao su, cà phê, hồ tiêu, dừa được trồng nhiều ở Đông Nam Á chủ yếu nhằm

  • A. đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong khu vực.
  • B. khai thác triệt để diện tích đất nông nghiệp.
  • C. đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân ở khu vực.
  • D. đáp ứng nhu cầu rất lớn của thế giới.

Câu 7: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu

  • A. ôn đới, mùa đông ngắn, lạnh và không có tuyết.
  • B. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
  • C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và không có tuyết.
  • D. ôn đới, mùa đông ngắn, lạnh và có nhiều tuyết.

Câu 8: Nhìn chung, khí hậu của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo khác nhau ở chỗ.

  • A. Khí hậu của Đông Nam Á lục địa có tính lục địa, khí hậu của Đông Nam Á biển đảo có tính hải dương.
  • B. Đông Nam Á lục địa nằm trong 1 đới khí hậu, Đông Nam Á biển đảo nằm trong 2 đới khí hậu.
  • C. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á biển đảo có khí hậu xích đạo.
  • D. Khí hậu của Đông Nam Á lục địa có 1 mùa đông lạnh, Đông Nam Á biển đảo nóng quanh năm.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư, xã hội Trung Quốc?

  • A. Lao động cần cù, sáng tạo.
  • B. Phát minh ra chữ viết.
  • C. Đầu tư phát triển giáo dục
  • D. Có quá ít dân tộc.

Câu 10: Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước

  • A. Thái Lan, Việt Nam, Philipine, Malaixia.
  • B. Thái Lan, Malaixia, Singapore, Việt Nam.
  • C. Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
  • D. Thái Lan, Malaixia, Việt Nam, Inđônêxia.

Câu 11: Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào

  • A. tài nguyên dồi dào, dễ xuất khẩu.
  • B. khả năng xuất khẩu lớn, thu ngoại tệ.
  • C. tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • D. lao động dồi dào, nguyên vật liệu phong phú.

Câu 12: Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu

  • A. cận nhiệt gió mùa và cận xích đạo.
  • B. xích đạo và nhiệt đới gió mùa.
  • C. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa.
  • D. xích đạo và cận xích đạo.

Câu 13: Nhận định nào dưới đây không chính xác về những thành tựu do việc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc?

  • A. Hình thành các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất cho phép các công ty nước ngoài tham gia đầu tư.
  • B. Ưu tiên tối đa cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp truyền thống.
  • C. Các xí nghiệp, nhà máy chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.
  • D. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng tăng.

Câu 14: Giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, Trung Quốc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nhẹ, không phải vì ngành này

  • A. vốn đầu tư tương đối ít.
  • B. tận dụng nguồn lao động dồi dào.
  • C. thu lợi nhuận tương đối nhanh.
  • D. đảm bảo phát triển vững chắc ngành công nghiệp.

Câu 15: Những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản đạt 5,3 % là nhờ có?

  • A. cơ sở hạ tầng tốt bậc nhất thế giới.
  • B. người lao động có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
  • C. chiến lược phát triển kinh tế hợp lí.
  • D. sự hỗ trợ vốn từ Hoa Kì.

Câu 16: Nhật Bản là nước có tốc độ gia tăng dân số hằng năm?

  • A. thấp và đang tăng dần.
  • B. cao và đang giẩm dần.
  • C. thấp và đang giảm dần.
  • D. cao và đang tăng dần.

Câu 17: Đông Nam Á tiếp giáp các đại dương là?

  • A. Bắc Băng Dương-Đại Tây Dương.
  • B. Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.
  • C. Thái Bình Dương-Bắc Băng Dương.
  • D. Thái Bình Dương-Đại Tây Dương.

Câu 18: Cho bảng số liệu. Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu?

Số lượng đàn trâu và đàn bò của Trung Quốc, thời kì 1985 – 2004

(Đơn vị: nghìn con)

Năm

1985

1995

2000

2001

2004

Trâu

19547

22926

22595

22765

22287

62714

100556

104554

106060

112537

  • A. Tốc độ tăng số lượng đàn trâu nhanh hơn đàn bò.
  • B. Số lượng đàn trâu và đàn bò tăng liên tục qua các năm.
  • C. Số lượng đàn bò tăng đều qua các năm.
  • D. Số lượng đàn bò luôn lớn hơn đàn trâu.

Câu 19: Khu vực Tây Nam Á bao gồm:

  • A. 20 quốc gia và vùng lãnh thổ
  • B. 21 quốc gia và vùng lãnh thổ
  • C. 22 quốc gia và vùng lãnh thổ
  • D. 23 quốc gia và vùng lãnh thổ

Câu 20: Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất ở khu vực Tây Nam Á là

  • A. Ả-rập-xê-út
  • B. Iran
  • C. Thổ nhĩ kỳ
  • D. Áp-ga-ni-xtan

Câu 21: Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất khu vực Trung Á là

  • A. Mông Cổ
  • B. Ca-dắc-xtan
  • C. U-dơ-bê-ki-xtan
  • D. Tuốc-mê-ni-xtan

Câu 22: Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm là?

  • A. giàu có về tài nguyên thiên nhiên
  • B. khí hậu lục địa khô hạn
  • C. nhiều đồng bằng châu thổ đất đai giàu mỡ
  • D. các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc

Câu 23: Đặc điểm chủ yếu của kinh tế xã hội Palextin là?

  • A. kinh tế kém phát triển, liên tục bị khủng hoảng
  • B. sau khi giành độc lập lại xung đột triền miên với Ixraen
  • C. khoảng 60% dân số sống nghèo khổ, liên hợp quốc thường xuyên phải trợ giúp
  • D. Các ý trên

Câu 24: Trung Quốc có 2 đặc khu hành chính là:

  • A.Hồng Công và Ma Cao
  • B.Đài Loan và Ma Cao
  • C.Hồng Công và Đài Loan
  • D.Ma Cao và Tây Tạng

Câu 25: Chính sách dân số của Trung Quốc là:

  • A. Mỗi gia đình chỉ dừng lại hai con
  • B. Mỗi gia đình chỉ có một con
  • C. Mỗi gia đình chỉ có 3 con
  • D. Mỗi gia đình không được sinh con

Câu 26: Đối với khu vực Trung Á, đặc biệt là Tây Nam Á tài nguyên dầu mỏ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến?

  • A. những bất ổn về chính trị
  • B. các cuộc chiến tranh triền miên
  • C. xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố
  • D. Các ý trên

Câu 27: Trong hợp tác kinh tế, lĩnh vực mà Nga và Việt Nam hợp tác nhiều nhất là:

  • A. Xây dựng các công trình thủy lợi ở miền Nam
  • B. Khai thác quặng kim loại ở miền Bắc
  • C. Thiết kế và xây dựng các công trình công cộng
  • D. Khai thác dầu và xây dựng các nhà máy lọc dầu

Câu 28: Trong hệ thống giao thông vận tải nội địa của LB Nga, loại hình giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là:

  • A. Đường sông
  • B. Đường ô tô
  • C. Đường sắt
  • D. Đường hàng không

Câu 29: Quan hệ Nga- Việt trong thập niên 90(thế kỉ XX) được nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược là đối tác

  • A. song phương
  • B. chiến lược toàn diện
  • C. toàn diện
  • D. chiến lược

Câu 30: Sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga có đặc điểm?

  • A. Diện tích đất nông nghiệp không lớn
  • B. Sản xuất hàng hóa, nhưng không phục vụ xuất khẩu
  • C. Phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi
  • D. Nông nghiệp phát triển với trình độ thâm canh chưa cao

Câu 31: Bốn thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc là:

  • A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh
  • B. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Quảng Châu
  • C. Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân
  • D. Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh

Câu 32: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hàng năm mang lại nhiều ngoại tệ của Nga là ngành:

  • A. Công nghiệp luyện kim
  • B. Khai thác quặng kim loại
  • C. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
  • D. Khai thác dầu khí 

Câu 33: Sự phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng trong một nớc ở khu vực Đông Nam Á là:

  • A.  Rất đóng đều
  • B.  Đồng đều
  • C. Rất không đồng đều
  • D Quá chênh lệch

Câu 34: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nỏng nghiệp châu Phi kém phát triển là do:

  • A. Lao động hoạt động trong nông nghiệp thiếu
  • B. Tình hình chính trị thiếu ồn định
  • C. Điều kiện tự nhiên khóng thuận lợi
  • D. Chính sách đầu r phát triển nông nghiệp không thích hợp

Câu 35: Trong số các nước Đông Nam Á, nước nào có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh:

  • A. Thái lan, Ma-la-xia 
  • B. Lào, Cam-pu-chia
  • C. Việt Nam, Mi-an-ma 
  • D. Phi-lip-pin, Bru-nây

Câu 36: Đặc điểm của nông nghiệp Trung Quốc là:

  • A. ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi               
  • B. là nước dẫn đầu thế giới về các nông sản xuất khẩu
  • C. bình quân lương thực theo đầu người cao          
  • D. cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng

Câu 37: Sự đối lập giữa hai miền Đông, Tây Trung Quốc biểu hiện cụ thể qua các đặc điểm xã hội nào sau đây:

  • A. Dân tộc và tôn giáo   
  • B. Mật độ phân bố dân cư
  • C. Chính sách dân số   
  • D. Thế mạnh sản xuất nông nghiệp

Câu 38: Tại sao đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống ở Đông Nam Á:

  • A. Người dân có nhiều kinh nghiệm 
  • B. Vùng có số dân đông         
  • C. Vùng có hệ thống hồ ao dày đặc 
  • D. Vùng có lợi thế về biển

Câu 39: Cơ sở thuận lợi để các quốc gia Đông Nam Á hợp tác phát triển là:

  • A. Các quốc gia đều đa dân tộc.
  • B. Các quốc gia có phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa rất gần nhau.
  • C. Là nơi giao nhau của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
  • D. Cơ cấu dân số của các quốc gia đều trẻ.

Câu 40: Biện pháp nào sau đây không được Trung Quốc thực hiện trong quá trình hiện đại hóa trong nông nghiệp:

  • A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân, miễn thuế nông nghiệp.
  • B. Cải tạo, xây dựng mới hệ thống giao thông thủy lợi.
  • C. Tập trung ruộng đất.
  • D. Áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.    

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ- XÃ HỘI THẾ GIỚI

B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.