Bài tập về trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)

5. Cho góc $\widehat{xOy}$ trên Ox lấy 2 điểm A và B. Trên Oy lấy 2 điểm C và D sao cho OA = OC; OB = OD. Nối A với D, C với B chúng cắt nhau tại I. Chứng minh rằng:

a) $\Delta $OCB = $\Delta $OAD

b) $\Delta $DAB = $\Delta $BCD

6. Cho $\Delta $ABC có góc $\widehat{A}=90^{\circ}$. M là trung điểm của cạnh AB. Nối CM và trên tia đối của tia MC lấy MH = MC. Chứng minh rằng HB $\perp $ BA

7. Cho điểm M trên đoạn thẳng AB. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ có chứa đoạn thẳng AB, kẻ tia Mx sao cho $\widehat{AMx}=60^{\circ}$ và tia My sao cho góc $\widehat{BMx}=60^{\circ}$. Trên tia Mx lấy điểm C sao cho MC = MA; trên tia My lấy điểm D sao cho MD = MB

a) Chứng mminh AD = CB

b) Lấy E là trung điểm của AD; F là trung điểm của CB. Chứng minh $\widehat{EMF}=60^{\circ}$

8. Cho $\Delta $ABC ($\widehat{A}<90^{\circ}$). Tại A kẻ Ax $\perp $ AC, trên Ax lấy điểm M sao cho AM = AC (M và B thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ có chứa tia AC). Tại A kẻ Ay $\perp $ AB trên Ay lấy điểm Nsao cho AN = AB (N và C thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ có chứa tia AB). Chứng minh rằng:

a) $\Delta $ABM = $\Delta $ANC

b) BM = CN

c) BM $\perp $ CN

9. Cho 3 đường thẳng xx', yy' , zz' đồng quy tại O. Trên các tia Ox, Oy, Oz lấy các điểm tương ứng A, B, C. Trên các tia Ox', Oy', Oz' lấy các điểm tương ứng A', B', C' sao cho OA = OA', OB = OB', OC = OC'. Chứng minh rằng:

a) $\Delta $OAB = $\Delta $A'OB'; $\Delta $AOC = $\Delta $A'OC'; $\Delta $BOC = $\Delta $B'OC'; $\Delta $ABC = $\Delta $A'B'C'

b) $\Delta $ABC có các cạnh song song với các cạnh tương ứng của $\Delta $A'B'C'

Bài Làm:

5.

a) Xét $\Delta $OCB và $\Delta $OAD có:

  • OA = OC (giả thiết)
  • OB = OD (giả thiết)
  • $\widehat{xOy}$ chung

$\Rightarrow $ $\Delta $OCB = $\Delta $OAD (c.g.c)

b) $\Delta $OCB = $\Delta $OAD

$\Rightarrow $ AD = CB; $\widehat{OAD}=\widehat{OCB}$

Mà $\widehat{OAD}+\widehat{BAD}=\widehat{DCB}+\widehat{OCB}$

$\Rightarrow \widehat{BAD}=\widehat{DCB}$

Có: OB = OD; OA = OC $\Rightarrow $ OB - OA = OD - OC $\Rightarrow $ AB = CD

Xét $\Delta $DAB và $\Delta $BCD có:

  • AB = CD
  • AD = CB
  • $\widehat{BAD}=\widehat{DCB}$

$\Rightarrow $ $\Delta $DAB = $\Delta $BCD (c.g.c)

6. 

Xét $\Delta $AMC và $\Delta $BMH có;

  • MA = MB (M là trung điểm của AB)
  • $\widehat{AMC}=\widehat{BMH}$ (hai góc đối đỉnh)
  • MC = MH

$\Rightarrow $ $\Delta $AMC = $\Delta $BMH (c.g.c)

$\Rightarrow  \widehat{CAM} = \widehat{HBM}$

Mà $\widehat{MAC}=90^{\circ} \Rightarrow \widehat{HBM}=90^{\circ}$

$\Rightarrow HB\perp BM$

7. 

a) Có: $\widehat{AMD}=\widehat{CMD}+60^{\circ}$

       $\widehat{CMB}=\widehat{CMD}+60^{\circ}$

 $\Rightarrow \widehat{AMD}=\widehat{CMB}$

Xét $\Delta $AMD và $\Delta $CMB có:

  • AM = MC
  • $\widehat{AMD}=\widehat{CMB}$ 
  • MD = MB

$\Rightarrow $ $\Delta $AMD = $\Delta $CMB (c.g.c)

Suy ra AD = CB

b) AD = CB $\Rightarrow \frac{1}{2}AD = \frac{1}{2}CB$ hay DE = BF

Xét $\Delta $EDM và $\Delta $FBM có:

  • DE = BF
  • $\widehat{EDM}=\widehat{FBM}$ 
  • DM = BM

$\Rightarrow $ $\Delta $EDM = $\Delta $FBM (c.g.c)

Suy ra $\widehat{EMD}=\widehat{FMB}$

Mà $\widehat{FMB}+\widehat{FMD}=60^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{EMD}+\widehat{FMD}=60^{\circ}$ hay $\widehat{EMF}=60^{\circ}$

8.

a) Có $\widehat{BAM}=\widehat{A}+90^{\circ}$

      $\widehat{NAC}=\widehat{A}+90^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{BAM}=\widehat{NAC}$

Xét $\Delta $ABM và $\Delta $ANC có:

  • AM = AC
  • $\widehat{BAM}=\widehat{NAC}$
  • AB = AN

$\Rightarrow $ $\Delta $ABM = $\Delta $ANC (c.g.c)

b) Theo câu a ta có: $\Delta $ABM = $\Delta $ANC

$\Rightarrow $ BM = NC (hai cạnh tương ứng)

c) CN cắt AB tại E và cắt BM tại F

$\Delta $ABM = $\Delta $ANC $\Rightarrow \widehat{ANE}=\widehat{ABF}$ 

Mà: $\widehat{NEA}=\widehat{BEF}$

    $\widehat{NEA} + \widehat{EAN}+\widehat{ANE}=180^{\circ}$

    $\widehat{BEF} + \widehat{EFB}+\widehat{FBE}=180^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{EAN}=\widehat{EFB}=90^{\circ}$. Hay EF $\perp $BF

Vậy BM $\perp $ NC

9.

a) Xét $\Delta $AOB và $\Delta $A'OB' có:

  • OA = OA'
  • $\widehat{AOB}=\widehat{A'OB'}$
  • OB = OB'

$\Rightarrow $ $\Delta $AOB = $\Delta $A'OB' (c.g.c)

Tương tự ta có: $\Delta $AOC = $\Delta $A'OC'; $\Delta $BOC = $\Delta $B'OC'

$\Delta $AOB = $\Delta $A'OB' $\Rightarrow $ AB = A'B'

$\Delta $AOC = $\Delta $A'OC' $\Rightarrow $ AC = A'C'

$\Delta $BOC = $\Delta $B'OC' $\Rightarrow $ BC = B'C'

Từ đó ta được $\Delta $ABC = $\Delta $A'B'C' (c.c.c)

b) 

$\Delta $AOB = $\Delta $A'OB' $\Rightarrow \widehat{BAO}=\widehat{B'A'O}$. Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // A'B'

Tương tự ta có AC // A'C'; BC // B'C'

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Chứng minh hai tam giác bằng nhau Toán lớp 7

1. Cho hình vẽ bên, $\Delta $NOM = $\Delta $QOP và các cạnh có số đo ghi trên hình vẽ. Tính các cạnh còn lại của 2 tam giác. Chứng minh rằng MN // PQ.

2. Cho góc nhọn $\widehat{xOy}$, trên Ox và Oy lấy điểm A và B sao cho OA = OB. Vẽ hai đường tròn tâm A và tâm B có cùng độ dài bán kính (bán kính nhỏ hơn OA) chúng cắt nhai tại hai điểm E và F. Chứng minh rằng:

a) $\Delta $OEA = $\Delta $OEB; $\Delta $OFA = $\Delta $OFB

b) Ba điểm O, E, F thẳng hàng

c) FO là tia phân giác của góc $\widehat{AFB}$

3. Cho $\Delta $ABC. Lấy điểm B làm tâm vẽ đường tròn (B; AC). Lấy điểm C làm trâm vẽ đường tròn (C; AB). Hai đường tròn này cắt nhau tại hai điểm E và F thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là BC

a) Chứng minh các tam giác $\Delta $ABC = $\Delta $ECB = $\Delta $FCB

b) Chứng minh AB // CF, AC // BF

c) Chứng minh $\Delta $ABE = $\Delta $ECA

4. Cho $\Delta $ABC có AB = AC và H là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh AH vuông góc với BC.

Xem lời giải

10. Cho $\Delta $ABC có $\widehat{B}=\widehat{C}$ (góc A nhọn). Từ B hạ BH $\perp $ AC, từ C hạ CK $\perp $ AB. Chứng minh rằng $BH = CK

11. Cho $\Delta $ABC có đường phân giác của $\widehat{A}$ cắt đường phân giác của $\widehat{B}$ tại O. Từ O hạ OE $\perp $ AB (E thuộc AB); OF $\perp $ AC (F thuộc AC); OI $\perp $ BC (I thuộc BC). Chứng minh rằng OE = OF = OI

12. Cho $\widehat{xOy}$ và điểm M nằm trong góc đó. Qua M kẻ đường thẳng song song với Ox cắt Oy tại B và đường thẳng song song với Oy cắt Ox tại A.

a) Chứng minh MA = OB; MB = OA

b) Trên tia đối của tia OA lấy điểm C sao cho AC = AO. Đường thẳng CM cắt Oy tại D. Chứng minh rằng CM = MD.

13. Cho $\Delta $ABC. Từ A kẻ đường thẳng song song với BC. Từ B kẻ đường thẳng song song với AC. Từ C kẻ đường thẳng song song với AB. Ba đường thẳng này cắt nhau tại A1, B1, C1. Từ A1 kẻ đường thẳng song song với B1C1. Từ B1 kẻ đường thẳng song song với A1C1. Từ C1 kẻ đường thẳng song song với A1B1. Ba đường thẳng này cắt nhau tại A2, B2, C2. Cứ như thế cho đến khi được $\Delta $A10B10C10. So sánh chu vi $\Delta $ABC và chu vi $\Delta $A10B10C10

14. Cho góc $\widehat{xOy}$ nhọn. Trên tia Ox lấy các điểm M, E, P sao cho OM = ME = EP. Trên tia Oy lấy điểm N tùy ý. Từ E và P kẻ các đường thẳng song song với đoạn thẳng MN chúng cắt Oy theo thứ tự tại F và Q. Từ N kẻ NI // Ox (I thuộc EF). Từ F kẻ FK // Ox (K thuộc PQ). Chứng minh rằng: ON = NF = FQ

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.