NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cánh tay đòn của lực là
-
A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
- C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
- D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 2: Một vật đang trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật giảm thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
- A. giảm xuống.
-
B. không đổi.
- C. tăng tỉ lệ với tốc độ của vật.
- D. tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.
Câu 3: Đơn vị của trọng lực là gì?
-
A. Niuton (N)
- B. Kilogam (Kg)
- C. Lít (l)
- D. Mét (m)
Câu 4: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Lực kéo của đội A lớn hơn đội B.
- B. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
-
C. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
- D. Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.
Câu 5: Chất lưu được dùng để chỉ chất gì?
- A. Chất rắn
- B. Chất lỏng
- C. Chất khí
-
D. Chất lỏng và chất khí
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.
- A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
- B. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
-
C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
- D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
- Định luật I Niu - tơn còn được gọi là định luật quán tính.
- Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình.
- Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
- Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Số phát biểu đúng là
- A. 1.
-
B. 4.
- C. 3.
- D. 2.
Câu 8: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véctơ gia tốc tức thời có đặc điểm:
- A. Hướng thay đổi, độ lớn không đổi.
- B. Hướng không đổi, độ lớn thay đổi.
- C. Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi.
-
D. Hướng không đổi, độ lớn không đổi.
Câu 9: Hoạt động nào trong phòng thực hành, thí nghiệm là không an toàn?
- A. Để chất dễ cháy cách xa thí nghiệm mạch điện.
-
B. Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn.
- C. Đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
- D. Để nước, các dung dịch dễ cháy cách xa các thiết bị điện.
Câu 10: Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động?
- A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động.
- B. Có đơn vị là km/h.
- C. Không thể có độ lớn bằng 0.
-
D. Có phương xác định.
Câu 11: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?
- A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
- B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
-
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
- D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây sai?
- A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.
- B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
-
C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
- D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?
-
A. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
- B. Vật chuyển động thẳng.
- C. Vật chuyển động theo một chiều.
- D. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.
Câu 14: Chọn đáp án sai. Nêu một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống.
- A. lực ma sát xuất hiện khi ta mài dao.
- B. lực ma sát xuất hiện trong ổ bi của trục máy khi hoạt động.
- C. lực ma sát xuất hiện khi hành lí di chuyển trên băng chuyền.
-
D. lực ma sát xuất hiện trong nồi áp suất giúp ta ninh chín thức ăn.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
- B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
-
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
- D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Câu 16: Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là:
- A. chỉ cần đồng hồ
- B. chỉ cần thước
-
C. Đồng hồ và thước mét
- D. Tốc kế
Câu 17: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
- A. dừng lại ngay.
-
B. ngả người về phía sau.
- C. chúi người về phía trước.
- D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 18: Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Vĩ độ địa lí
- B. Độ cao
- C. Quãng đường vật đi được
-
D. Vĩ độ địa lí và độ cao
Câu 19: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
- A. Một chiếc khăn voan nhẹ.
- B. Một sợi chỉ.
- C. Một chiếc lá cây rụng.
-
D. Một viên sỏi.
Câu 20: Trong một cơn bão, một hòn đá bay trúng một của kính và làm vỡ kính. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
-
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
- C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
- D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Câu 21: Bi A có khối lượng lớn gấp 4 lần bi B. Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, bi A được thả rơi còn bị B được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của không khí là không đáng kể thì
- A. bi A rơi chạm đất trước bi B.
- B. bi A rơi chạm đất sau bi B.
- C. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc bằng nhau.
-
D. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc khác nhau.
Câu 22: Hai bên sông AB cách nhau 70 km, một ca nô khi xuôi dòng AB sớm hơn 48 phút so với ca nô khi ngược dòng AB. Vận tốc của ca nô trong nước yên lặng là 30 km/h. Tính vận tốc của dòng nước .
-
A. 5 km/h.
- B. 10 km/h.
- C. 12 km/h.
- D. 100 km/h.
Câu 23: Một toa tàu có khối lượng 60 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo của đầu tàu theo phương nằm ngang F = $4,5.10^{4}$ N. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là
-
A. 0,075.
- B. 0,06.
- C. 0,15.
- D. 0,015.
Câu 24: Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật. Biết hai cạnh bàn có chiều dài lần lượt là 0,8 m và 1,2 m. Độ dịch chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường 2,0 m là:
-
A. 1,4 m
- B. 1,5 m
- C. 1,6 m
- D. 1,7 m
Câu 25: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?
- A. s = 500 m và d = 200 m.
-
B. s = 700 m và d = 300 m.
- C. s = 300 m và d = 200 m.
- D. s = 200 m và d = 300 m.
Câu 26: Một vật khối lượng 10 kg được treo thẳng đứng bởi một sợi dây, vật ở trạng thái cân bằng. Tính độ lớn lực căng tác dụng vào vật. Lấy g = 10 $m/s^{2}$.
-
A. 100 N.
- B. 10 N.
- C. 150 N.
- D. 200 N.
Câu 27: Một người thả hòn đá từ trên cao cách mặt đất 10 m. Vận tốc của hòn đá trước khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 $m/s^{2}$
- A. 196 m/s
-
B. 14 m/s
- C. 98 m/s
- D. 49 m/s
Câu 28: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc g = 10 $m/s^{2}$, sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?
- A.35 m.
- B. 40 m.
-
C. 45 m.
- D. 50 m.
Câu 29: Một người dùng chiếc búa dài 25 cm để nhổ một cây đinh đóng thẳng đứng ở một tấm gỗ. Biết lực tác dụng vào cây búa 180 N song song với mặt đất là có thể nhổ được cây đinh. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên cây đinh, biết trục quay tạm thời của búa cách đinh một khoảng 9 cm.
-
A. 500 N.
- B. 400 N.
- C. 200 N.
- D. 100 N.
Câu 30: Một vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau 30 s thì vật đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của vật chuyển động là bao nhiêu?
- A. 2 $m/s^{2}$
-
B. 0,5 $m/s^{2}$
- C. 1,8 $m/s^{2}$
- D. 0,6 $m/s^{2}$
Câu 31: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
- A. 4 N.
-
B. 20 N.
- C. 28 N.
- D. Chưa có cơ sở kết luận.
Câu 32: Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động về phía trước với tốc độ 5 m/s chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược lại với tốc độ 2 m/s, còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 1 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg?
- A. 10kg
- B. 12kg
-
C. 14kg
- D. 16kg
Câu 33: Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và g = 10 $m/s^{2}$. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật
-
A. = 7,589 m/s.
- B. = 75,89 m/s.
- C. = 0,7589 m/s.
- D. = 5,3666m/s.
Câu 34: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
- A. 4 N.
-
B. 20 N.
- C. 28 N.
- D. Chưa có cơ sở kết luận.
Câu 35: Một vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc $60^{o}$ và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm xa của vật. Lấy g = 10 $m/s^{2}$.
-
A. $5\sqrt{3}$m
- B. $3\sqrt{5}$m
- C. $2\sqrt{5}$m
- D. $5\sqrt{2}$m
Câu 36: Cho hai lực F1, F2 song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20 cm, với F1 = 15 N và có hợp lực F = 25 N. Xác định lực F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?
-
A. F2 = 10 N, d2 = 12 cm.
- B. F2 = 30 N, d2 = 22 cm.
- C. F2 = 5 N, d2 = 10 cm.
- D. F2 = 20 N, d2 = 2 cm.
Câu 37: Một chất điểm chịu tác dụng của một lực $vec{F}$ có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 12N và F2 thì F2 bằng
- A. 8 N.
-
B. 16 N.
- C. 32 N.
- D. 20 N.
Câu 38: Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Trong 4 s đầu ô tô đi được đoạn đường 10 m và không đổi chiều chuyển động. Tính vận tốc của ô tô ở cuối giây thứ hai.
-
A. 2,5 m/s.
- B. 3 m/s.
- C. 5 m/s.
- D. 4 m/s.
Câu 39: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
- A. 30 s.
-
B. 40 s.
- C. 50 s.
- D. 60 s.
Câu 40: Một vật có khối lượng 600 g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5 $g/cm^{3}$ được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho khối lượng riêng của nước là ρ = 1000 $kg/m^{3}$ Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn là bao nhiêu? Lấy g = 10 $m/s^{2}$.
- A. 0,47 N
-
B. 0,57 N
- C. 0,67 N
- D. 0,77 N