Câu 1: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
- A. 25 N.
-
B. 15 N.
- C. 2 N.
- D. 1 N.
Câu 2: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?
- A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
- B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
- C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
-
D. Trong mọi trường hợp: $|F_{1}-F_{2}|\leq F\leq F_{1}+F_{2}$.
Câu 3: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?
- A. 4 N.
-
B. 20 N.
- C. 28 N.
- D. Chưa có cơ sở kết luận.
Câu 4: Hợp lực của hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha $ có độ lớn thoả mãn hệ thức
- A. $F=F_{1}-F_{2}$
- B. $F=F_{1}+F_{2}$
- C. $F^{2}=F_{1}^{2}+F_{2}^{2}-2F_{1}F_{2}cos\alpha $
-
D.$F^{2}=F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2F_{1}F_{2}cos\alpha $
Câu 5: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?
- A. 28 N.
-
B. 20 N.
- C. 4 N.
- D. 26,4 N.
Câu 6: Các lực cân bằng là các lực
- A. Bằng nhau về độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau.
- B. Đồng thời tác dụng vào một vật và không gây gia tốc cho vật.
- C. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau.
-
D. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào một vật.
Câu 7: Hai lực khác phương có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Hợp lực của hai lực này không thể có độ lớn nào sau đây?
-
A. 2 N.
- B. 15 N.
- C. 11,1 N.
- D. 21 N.
Câu 8: Hai lực khác phương $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là
- A. 14,1 N.
-
B. $20\sqrt{3}$ N.
- C. 17,3 N.
- D. 20 N.
Câu 9: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 3 N, F2 = 4 N. Cho biết độ lớn của hợp lực là 5 N. Hãy tìm góc giữa hai lực F1 và F2?
- A. 60$^{o}$.
- B. 50$^{o}$.
- C. 70$^{o}$.
-
D. 90$^{o}$.
Câu 10: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ thì hợp lực $\vec{F}$ của chúng luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức
- A. $F=F_{1}-F_{2}$
- B. $F=F_{1}+F_{2}$
-
C. $|F_{1}-F_{2}|\leq F\leq F_{1}+F_{2}$
- D. $F^{2}=F_{1}^{2}-F_{2}^{2}$
Câu 11: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là?
- A. 7 N.
-
B. 5 N.
- C. 1 N.
- D. 12 N.
Câu 12: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
-
A. Cùng phương, cùng chiều.
- B. Cùng phương, ngược chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- D. Hợp với nhau một góc khác không.
Câu 13: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là
- A. 4 N.
-
B. 10 N.
- C. 24 N.
- D. 48 N.
Câu 14: Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?
- A. Năng lượng của vật nhiều hay ít.
- B. Vật có khối lượng lớn hay bé.
- C. Tương tác giữa vật này lên vật khác.
-
D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.
Câu 15: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn 18 N và 24 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 30 N, góc tạo bởi hai lực này là
-
A. 90°.
- B. 30°.
- C. 45°.
- D. 60°.
Câu 16: Phân tích lực là phép
- A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.
- B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.
-
C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.
- D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.
Câu 17: Tình huống nào sau đây có hợp lực bằng 0?
-
A. Quyển sách nằm yên trên bàn
- B. Quả bóng rơi từ trên xuống dưới mặt đất
- C. Ô tô chuyển động trên đường
- D. Dùng tay đẩy xe lăn
Câu 18: Nếu một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ khác phương,$\vec{F}$ là hợp lực của hai lực đó thì vectơ gia tốc của chất điểm
- A. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F_{1}}$.
- B. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F_{2}}$.
-
C. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F}$.
- D. cùng phương, ngược chiều với lực $\vec{F}$.
Câu 19: Chọn phát biểu đúng?
- A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều
- B. Lực là nguyên nhân làm vật bị biến dạng
- C. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động
-
D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng
Câu 20: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực $\vec{F_{1}},\vec{F_{2}},\vec{F_{3}}$ có cùng độ lớn 12 N. Biết góc tạo bởi các lực $(\vec{F_{1}},\vec{F_{2}})=(\vec{F_{2}},\vec{F_{3}})=60^{o}$. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là
- A. 6 N.
-
B. 24 N.
- C. 10,4 N.
- D. 20,8 N.
Câu 21: Chọn phát biểu sai?
- A. Đơn vị của lực là niutơn (N).
- B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
-
C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
- D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.
Câu 22: Một chất điểm chịu tác dụng của một lực $\vec{F}$ có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là $F_{1}$ = 12N và F2 thì F2 bằng
- A. 8 N.
-
B. 16 N.
- C. 32 N.
- D. 20 N.
Câu 23: Một vật có khối lượng 6 kg được treo như hình vẽ và được giữ yên bằng dây OA và OB. Biết OA và OB hợp với nhau một góc 45$^{o}$. Lực căng của dây OA và OB lần lượt là:
-
A. 60 N; 60√22 N.
- B. 20 N; 60√33 N.
- C. 30 N; 60√33 N.
- D. 50 N; 60√22 N.