CHƯƠNG 6: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Câu 1. Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
- A. không thay đổi.
- B. giảm 4 lần.
-
C. giảm 8 lần.
- D. giảm 2 lần.
Câu 2. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là 6380 km. Tốc độ của vệ tinh là:
- A. 7651 m/s.
-
B. 7796 m/s.
- C. 7902 m/s.
- D. 6800 m/s.
Câu 3. Một người lái xe chữa cháy nhận lệnh đến một vụ cháy đặc biệt quan trọng. Đường nhanh nhất có thể đến đám cháy phải qua một chiếc cầu có dạng cung tròn với bán kính cong R = 50,0 m và cầu chỉ chịu được áp lực tối đa 60 000N. Xe chữa cháy có trọng lượng 200 000 N. Giả thiết chỉ có xe chữa cháy chuyển động tròn đều qua cầu thì cần điều khiển xe chạy với tốc độ như thế nào để cầu không bị quá tải?
- A. 48,91 km/h
- B. 58,2 km/h
- C. 46.2 km/h
-
D. 67,3 km/h
Câu 4. Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều?
- A. T= 2∏r/v
- B. v=ωr
- C. ω= 2∏/T
-
D. f= 2∏r/v
Câu 5. Một bánh xe quay đều 100 vòng trong thời gian 2 s. Hãy xác định chu kì, tần số của chuyển động trên.
- A. 0,2 s; 5 Hz.
- B. 0,2 s; 40 Hz.
- C. 0,02 s; 40 Hz.
-
D. 0,02 s; 50 Hz.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng.
Trong các chuyển động tròn đều.
-
A. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì quay nhỏ hơn.
- B. Chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì tốc độ lớn hơn.
- C. Chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
- D. Chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.
Câu 7. Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?
- A. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm.
- B. Độ lớn của gia tốc a =v2/r với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo. với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo.
- C. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
-
D. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
Câu 8. Biết kim phút của đồng hồ treo tường có chiều dài a = 10,0 cm. Biết tỉ số tốc độ của điểm đầu kim phút và tốc độ của điểm đầu kim giờ là 15,0. Tính chiều dài của kim giờ.
- A. 13,21 cm.
-
B. 8 cm.
- C. 14,2 cm.
- D. 15,7 cm.
Câu 9. Một kim đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm. Cho rằng kim quay đều. Tính tốc độ góc và tốc độ của điểm đầu kim phút.
-
A. 1,74 .10 -5 rad/s ; 1,74 .10 -4 m/s.
- B. 1,74 .10 -3 rad/s; 1,74 m/s.
- C. 1,74 rad/s; 1,74 .10 -5 m/s.
- D. 1,74 rad/s; 1,74 m/s.
Câu 10. Ở độ cao bằng một nửa bán kính của Trái Đất có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở mặt đất là g = 10 m/s2 và gia tốc rơi tự do ở độ cao h so với mặt đất là gh=R2/(R+h)2;bán kính của Trái Đất là 6400 km. Tính tốc độ của vệ tinh.
- A. 8 162 m/s.
- B. 3 864 m/s.
- C. 5 274 m/s.
-
D. 6 532 m/s.
Câu 11. Một bánh xe đang quay đều, mỗi phút nó quay được 3000 vòng. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động của bánh xe?
- A. Độ dịch chuyển góc của một điểm bất kì trên bánh xe (trừ những điểm thuộc trục quay) trong khoảng thời gian 0,01 giây bằng π radian.
- B. Những điểm càng xa trục quay thì gia tốc hướng tâm càng lớn.
-
C. Hai điểm bất kì trên bánh xe nếu cách nhau 20,0 cm thì có tốc độ hơn kém nhau một lượng 20π m/s.
- D. Những điểm cách trục quay 10,0 cm thì có tốc độ 10π m/s.
Câu 12. Hai vật A và B chuyển động tròn đều trên hai đường tròn tiếp xúc nhau. Chu kì của A là 6 s, còn chu kì của B là 3 s. Biết rằng tại thời điểm ban đầu chúng xuất phát cùng một lúc từ điểm tiếp xúc của hai đường tròn và chuyển động ngược chiều nhau. Tính khoảng thời gian ngắn nhất để hai vật gặp nhau.
- A. 4s.
- B. 5s.
- C. 7s.
-
D. 6s.
Câu 13. Chọn phát biểu sai
-
A. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua có mặt đường nghiêng), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát.
- B. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
- C. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
- D. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.
Câu 14. Chọn phát biểu đúng.
Trong các chuyển động tròn đều.
-
A. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì quay nhỏ hơn.
- B. Chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì tốc độ lớn hơn.
- C. Chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
- D. Chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.
Câu 15. Một vật chuyển động tròn đều với quỹ đạo có bán kính r, tốc độ góc ω. Biểu thức liên hệ giữa gia tốc hướng tâm a của vật với tốc độ góc ω và bán kính r là
- A. a=ωr2
-
B. ω= √(a/r)
- C. a=ωr
- D. √ω=a/r
Câu 16. Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vồng lên (coi là cung tròn) với tốc độ là 36 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu là 50 m. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm cao nhất?
- A. 11950 N.
-
B. 9600 N.
- C. 11760 N.
- D. 1410 N.
Câu 17. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
- A. Một mắt xích xe đạp.
- B. Cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
-
C. Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
- D. Một con lắc đồng hồ.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Trong chuyển động tròn đều
- A. phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
- B. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ.
- C. vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0.
-
D. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ góc.
Câu 19. Hai vật A và B chuyển động tròn đều lần lượt trên hai đường tròn có bán kính khác nhau với R1 = 3R2, nhưng có cùng chu kì. Nếu vật A chuyển động với tốc độ bằng 15 m/s, thì tốc độ của vật B là bao nhiêu?
- A. 3m/s.
- B. 4,6m/s.
- C. 2,8m/s.
-
D. 5m/s.
Câu 20. Chọn câu sai
- A. Khi ôtô qua khúc quanh, hợp lực tác dụng lên ô tô có thành phần hướng tâm.
-
B. Khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực.
- C. Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn.
- D. Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực.
Câu 21: Chọn câu sai
- A. Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều.
- B. Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được.
- C. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
-
D.Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực cân bằng.
Câu 22: Chuyển động tròn đều có
- A. vectơ vận tốc không đổi.
- B. tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
-
C. tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
- D. chu kì tỉ lệ với thời gian chuyển động.
Câu 23: Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc qua tâm là 300 vòng/phút. Tính tốc độ góc, chu kì, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của 1 điểm trên đĩa cách tâm 10 cm, lấy g = 10 m/s2.
-
A. 10π rad/s; 0,2 s; 3,14 m/s; 98,7 m/s2.
-
B. 20π rad/s; 0,4 s; 3,14 m/s; 98,7 m/s2.
-
C. 20π rad/s; 0,3 s; 3,14 m/s; 9,87 m/s2.
-
D. 10π rad/s; 0,2 s; 31,4 m/s; 98,7 m/s2.
Câu 24: Cho bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Tính tốc độ góc và tốc độ của điểm A nằm trên vĩ tuyến 30 trong chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
-
A. 7,57.10-5 rad/s; 465 m/s.
-
B. 7,57. 10-5 rad/s; 402 m/s.
-
A. 7,57. 10-4 rad/s; 329 m/s.
-
A. 7,57. 10-4 rad/s; 465 m/s.
Câu 25: Ở một sân tập phẳng, rộng người lái xe đua phải thực hiện vòng chạy trên một đường tròn bán kính R = 121 m. Biết hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa xe và mặt sân là 0,9.
Lấy g = 10,0 m/s2. Tốc độ lớn nhất mà xe có thể chạy là bao nhiêu để không bị trượt?
-
A. 13 m/s
-
B. 29 m/s
-
C. 33 m/s
-
D. 49 m/s