Trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối Ôn tập chương 1: Mở đầu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối Ôn tập chương 1: Mở đầu - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Câu 1. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

  • A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.             
  • B. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
  • C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.                   
  • D. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.

Câu 2. Hãy kể tên một số mô hình vật chất mà em thấy trong phòng thí nghiệm?

  • A. Hệ mặt trời                                                    
  • B. Tất cả các phương án trên
  • C. Quả địa cầu                                                   
  • D. Bản đồ thế giới

Câu 3. Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm thuộc loại dễ vỡ

  •     A. Lực kế, các bộ thí nghiệm như ròng rọc, đòn bẩy,…
  •     B. Ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính,…
  •     C. Đèn cồn, hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,…
  •     D. Đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm,…

Câu 4. Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?

  •     A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
  •     B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
  •     C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
  •     D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.

Câu 5. Hình dưới đây mô tả thí nghiệm nào

  • A. Thí nghiệm tráng bác                                    
  • B. Tìm điện trở của nước
  • C. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước           
  • D. Đo hiệu điện thế của nước

Câu 6. Theo em, tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào những đặc điểm nào? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

  •     A. Nhiệt độ của nước, gió trên mặt thoáng của nước, diện tích mặt thoáng của nước.
  •     B. Nhiệt độ của nước, gió trên mặt thoáng của nước.
  •     C. Nhiệt độ của nước, diện tích mặt thoáng của nước.
  •     D. Diện tích mặt thoáng của nước, gió trên mặt thoáng của nước.

Câu 7. Trong quá trình thực hành tại phòng thí nghiệm, một bạn học sinh vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và làm thủy ngân đổ ra ngoài như Hình 2.2. Hành động nào là sai khi đưa ra cách xử lí thủy ngân đổ ra ngoài.

  •     A. Sơ tán các bạn học sinh ở khu vực gần đó
  •     B. Tắt quạt và đóng hết cửa sổ để tránh việc thủy ngân phát tán trong không khí.
  •     C. Nhanh chóng hốt những mảnh thủy tinh vỡ và lấy giấy lau sạch thủy ngân vì cần phải xử lí nhanh, hạn chế thủy ngân bay vào không khí.
  •     D. Người dọn dẹp phải sử dụng găng tay và khẩu trang để dọn sạch thủy ngân

Câu 8. Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm

  •     A. Không có hành động nào đúng trong các hành động trên
  •     B. Không đeo găng tay chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao
  •     C. Để các kẹp điện gần nhau
  •     D. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện

Câu 9. Giới hạn Ampe kế trong hình bên dưới là bao nhiêu?

  • A. 0,6A hoặc 3A          
  • B. -0,2A                        
  • C. -1A hoặc -0,2A                                  
  • D. 0,6A

Câu 10. Điều nào sau đây là sai khi nói về cách xử lí khi có đám cháy xảy ra? 

  •  A. Ngắt toàn bộ hệ thống điện.   
  • B. Không sử dụng CO2 để dập tắt trên người hoặc kim loại kiềm.
  • C. Nhanh chóng dùng nước để dập tắt đám cháy trong mọi trường hợp.
  • D. Không sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.

Câu 11. Việc vận dụng các định luật vật lí rất đa dạng và phong phú trong đời sống. Em hãy trình bày một số ví dụ chứng tỏ việc vận dụng các định luật vật lí vào cuộc sống?

Chọn đáp án đúng. 

  •     A. A đúng, B sai.
  •     B. Không dùng tay còn ướt để cắm điện.
  •     C. Khi trời mưa thì không nên trú ở gốc cây, tránh sấm sét.
  •     D. A và B đều đúng

Câu 12. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?

  •     A. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
  •     B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
  •     C. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
  •     D. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.

Câu 13. Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?

  •     A. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
  •     B. Để các kẹp điện gần nhau.
  •     C. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
  •     D. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.

Câu 14. Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?

  •     A. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.
  •     B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
  •     C. Cả 3 đáp án trên.
  •     D. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.

Câu 15. Các mô hình toán học vẽ ở hình 1.9 dùng để mô tả loại chuyển động nào?

Ảnh có chứa văn bản, hàng, biểu đồ, ảnh chụp màn hình</p>
<p>Mô tả được tạo tự động

  • A. Chuyển động thẳng không đều                     
  • B. Chuyển động thẳng đều
  • C. Chuyển động chậm dần đều                          
  • D. Chuyển động nhanh dần đều

Câu 16. Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ?

  •     A. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.
  •     B. Kiểm tra sức khỏe định kì.
  •     C. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.
  •     D. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.

Câu 17. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng?

  •     A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
  •     B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán kết luận.
  •     C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
  •     D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.

Câu 18. Thao tác nào dưới đây có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?

  •     A. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
  •     B. Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.
  •     C. Tất cả các phương án trên.
  •     D. Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.

Câu 19. Ở chương trình trung học cơ sở, em đã được học về chủ đề Âm thanh. Vậy, em hãy cho biết đâu là đối tượng nghiên cứu của Vật lí trong nội dung của chủ đề này?

  • A. Độ to                                                             
  • B. Độ cao                                    
  • C. Biên độ âm                                                    
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 20. Ứng dụng vật lí “Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt của các chất để chế tạo nhiệt kế rượu; nhiệt kế thủy ngân.” liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp nào trong cuộc sống?

  •     A. Công nghiệp, Y tế - Sức khỏe, Nghiên cứu khoa học
  •     B. Y tế - Sức khỏe, Nghiên cứu khoa học.
  •     C. Gia dụng
  •     D. Y tế - Sức khỏe

Câu 21: Ai là người tìm ra thuyết tương đối và công thức E = MC2?

  • A. Einstein (Anh-xtanh)
  • B. Galilei (Ga-li-lê)
  • C. Newton (Niu-tơn)
  • D. David

Câu 22: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
  • B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
  • C. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
  • D. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.

Câu 23: Khi chiếu ánh sáng đến gương, ta quan sát thấy ánh sáng bị gương hắt trở lại môi trường cũ. Thực hiện những khảo sát chi tiết, ta có thể rút ra kết luận về nội dung định luật phản xạ ánh sáng như sau?

- Khi ánh sáng bị phản xạ, tia sáng phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

- Góc phản xạ sẽ bằng góc tới.

Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A. Đối tượng nghiên cứu là sự truyền ánh sáng khi đến mặt gương. 
  • B. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thực nghiệm.
  • C. A và B sai
  • D. A và B đúng

Câu 24: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?

  • A. Không hiện kết quả đo.
  • B. Không có vấn đề gì xảy ra.
  • C. Ampe kế có thể bị chập cháy.
  • D. Kết quả thí nghiệm không chính xác.

Câu 25: Thao tác dưới đây không tuôn thủ quy tắc an toàn phòng thực hành vì?

Ảnh có chứa người, Thiết bị phòng thí nghiệm, trong nhà, chai lọ</p>
<p>Mô tả được tạo tự động

  • A. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
  • B. Đặt sai vị trí các dụng cụ.
  • C. Đun dụng cụ sứ trên ngọn lửa đèn cồn dẫn đến nứt vỡ, gây nguy hiểm cho người làm thực hành.
  • D. B và C đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập