Câu 1: Động lượng có đơn vị là
- A. N.m/s.
-
B. kg.m/s.
- C. N.m.
- D. N/s.
Câu 2: Một vật chuyển động với tốc độ tăng dần thì có
- A. động lượng không đổi.
- B. động lượng bằng không.
-
C. động lượng tăng dần.
- D. động lượng giảm dần.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây SAI:
- A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
- B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
- C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
-
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Câu 4: Động lượng của ô tô không thay đổi khi ô tô
- A. Tăng tốc.
- B. Giảm tốc.
- C. Chuyển động tròn đều.
-
D. Chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát.
Câu 5: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi $\vec{F}$. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là
- A. $\vec{p}=\vec{F}.m$
-
B. $\vec{p}=\vec{F}.t$
- C. $\vec{p}=\frac{\vec{F}}{m}$
- D. $\vec{p}=\frac{\vec{F}}{t}$
Câu 6: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng?
-
A. N.s.
- B. N.m.
- C. N.m/s.
- D. N/s.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
- B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
-
C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
- D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng $\vec{p}$ và vận tốc $\vec{v}$ của một chất điểm.
- A. Cùng phương, ngược chiều.
-
B. Cùng phương, cùng chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- C. Hợp với nhau một góc $\alpha \neq 0$.
Câu 9: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật được ném ngang.
- C. Vật đang rơi tự do.
-
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 10: Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa $\vec{v}$ và $\vec{p}$ của một chất điểm
- A.
- B.
-
C.
- D.
Câu 11: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
- A. 30 kg.m/s.
- B. 3 kg.m/s.
-
C. 0,3 kg.m/s.
- D. 0,03 kg.m/s.
Câu 12: Động lượng của electron có khối lượng 9,1.10$^{-31}$ kg và vận tốc 2,0.10$^{7}$ m/s là:
-
A. 1,8.10$^{-23}$ kgm/s.
- B. 2,3.10$^{-23}$ kgm/s
- C. 3,1.10$^{-19}$ kgm/s.
- D. 7,9.10$^{-3}$ kgm/s.
Câu 13: Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là
-
A. 15 kg.m/s.
- B. 7 kg.m/s.
- C. 12 kg.m/s.
- D. 21 kg.m/s.
Câu 14: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp $\vec{v_{1}}$ và $\vec{v_{2}}$ cùng phương, ngược chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một.
-
A. 0 kg.m/s.
- B. 5 kg.m/s.
- C. 4 kg.m/s.
- D. 6 kg.m/s.
Câu 15: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp $\vec{v_{1}}$ và $\vec{v_{2}}$ cùng hướng. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một.
- A. 0 kg.m/s.
- B. 5 kg.m/s.
- C. 4 kg.m/s.
-
D. 6 kg.m/s.
Câu 16: Một vật có khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 36 km/h. Động lượng của vật bằng
- A. 9 kg.m/s.
-
B. 5 kg.m/s.
- C. 10 kg.m/s.
- D. 4,5 kg.m/s.
Câu 17: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì
- A. động lượng của vật không đổi.
-
B. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
- C. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
- D. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.
Câu 18: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng
- A. 9 kg.m/s.
-
B. 2,5 kg.m/s.
- C. 6 kg.m/s.
- D. 4,5 kg.m/s.
Câu 19: Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Khi chạm sàn bi bay ngược trở lại cùng vận tốc theo phương cũ.
-
A. 2 kg.m/s
- B. 4 kg.m/s
- C. 6 kg.m/s
- D. 8 kg.m/s
Câu 20: Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là
-
A. p = mg.sinα.t.
- B. p = mgt.
- C. p = mg.cosα.t.
- D. p = g.sinα.t.
Câu 21: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s$^{2}$).
- A. 60 kg.m/s.
- B. 61,5 kg.m/s.
- C. 57,5 kg.m/s.
-
D. 58,8 kg.m/s.