CHƯƠNG 3: ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 1. Hai người kéo một sợi dây theo hai hướng ngược nhau,thì sợi dây không bị đứt. Nhưng buộc sợi dây đó vào một thân cây rồi hai người cùng kéo thì sợi dây là bị đứt. Hãy chọn ý kiến đúng
- A. Khi cầm hai đầu một sợi dây rồi kéo căng thì hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau và bằng lực căng của dây nên dây không bị đứt
- B. A đúng, B sai
-
C. A và B đều đúng
- D. Khi 2 người buộc dây vào thân cây và cùng kéo thì lực kéo tăng lên gấp đôi, lực phản lại của thân cây cũng tang gấp đôi nên sợi dây bị đứt
Câu 2. Có hai nhận định sau đây:
(1) Một vật đang đứng yên, ta có thể kết luận vật không chịu tác dụng của lực nào.
(2) Một hành khách ngồi ở cuối xe. Nếu lái xe phanh gấp thì một túi xách ở phía trước bay về phía anh ta.
Chọn phương án đúng.
-
A. (1) sai, (2) sai.
- B. (1) sai, (2) đúng.
- C. (1) đúng, (2) sai.
- D. (1) đúng, (2) đúng.
Câu 3. Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 60o và OB nằm ngang. Độ lớn lực căng T1 của dây OA bằng
- A. 2P
-
B.
-
C.
- D. P
Câu 4. Một vật có khối lượng 15 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 150 m vật đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định lực kéo tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động.
-
A. 18,6 N.
- B. 32,7 N.
- C. 17,4 N.
- D. 21,3 N.
Câu 5. Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Khối lượng của vật.
- B. Độ đàn hồi của vật.
-
C. Hình dạng của vật.
- D. Thể tích của vật.
Câu 6. Chiều của lực ma sát nghỉ
-
A. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
- B. Vuông góc với mặt tiếp xúc.
- C. Ngược chiều với gia tốc của vật.
- D. Ngược chiều với vận tốc của vật.
Câu 7. Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa ở ghế ngồi trong xe taxi?
(1) Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ.
(2) Để trang trí xe cho đẹp.
Chọn phương án đúng
- A. (1) sai, (2) sai.
- B. (1) sai, (2) đúng
-
C. (1) đúng, (2) sai.
- D. (1) đúng, (2) đúng.
Câu 8. Trên Hình 19.1 biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên một máy bay đang bay ngang ở độ cao ổn định với tốc độ không đổi. Nếu khối lượng tổng cộng của máy bay là 77 tấn thì lực nâng có độ lớn bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
- A. 690000N.
-
B. 770000N.
- C. 280000N.
- D. 560000N.
Câu 9. Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?
- A. P = 2000 N.
- B. P = 20 N.
-
C. P = 200 N.
- D. P = 2 N.
Câu 10. Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 9,8 m/s2, Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là:
-
A. 19,6N
- B. 20N
- C. 25N
- D. 19600N
Câu 11. Công thức tính trọng lượng?
- A. P = m/g.
-
B. P = m.
.
- C. P = m.g.
-
D. P = m.g.
Câu 12. Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
- A. không bằng nhau về độ lớn.
- B. tác dụng vào cùng một vật.
- C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
-
D. tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 13. Về mặt động lực học chất điểm,gia tốc của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
- A. Kích thước và khối lượng của vật.
-
B. Lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật.
- C. Kích thước và trọng lượng của vật.
- D. Lực tác dụng lên vật và kích thước của vật.
Câu 14. Theo định luật I Niu-tơn thì
-
A. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác
- B. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
- C. với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.
- D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 15. Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là
- A. 200 N/m.
- B. 2 N/m.
-
C. 2 N.m.
- D. 200 N.m.
Câu 16. Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?
-
A. F luôn luôn lớn hơn cả F1 v F2.
- B. Trong mọi trường hợp: (F1−F2)≤F≤(F1+F2)
- C. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
- D. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
Câu 17. Chọn câu trả lời đúng? dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị nào sau đây?
- A. F = 294N
- B. F = 490N
- C. F = 390N
-
D. F = 245N
Câu 18. Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.
- A. 25 N.
- B. 40 N.
- C. 20 N.
-
D. 23,75 N.
Câu 19. Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe là 0,01. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường. Lấy g = 10 m/s2. Để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 thì động cơ phải tạo ra lực kéo là?
- A. 250 N.
- B. 400 N.
-
C. 450 N.
- D. 500 N.
Câu 20. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
- A. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
- B. vật dừng lại ngay.
-
C. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s
- D. vật đổi hướng chuyển động.
Câu 21: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?
- A. 3,2 m/s2 ; 6,4 N.
- B. 0,64 m/s2 ; 1,2 N.
-
C. 6,4 m/s2 ; 12,8 N.
- D. 640 m/s2 ; 1280 N.
Câu 22: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 15 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là
- A. 40 N.
- B. 30 N.
-
C. 20 N.
- D. 10 N.
Câu 23: Một người đi xe đạp trên đoạn đường nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 10 m trong 5 s thì dừng. Khối lượng của xe và người là 100 kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
- A. 4 m/s và 80 N.
-
B. 4 m/s và -80 N.
- C. 2 m/s và -80 N.
- D. 2 m/s và 80 N.
Câu 24:Chọn câu trả lời đúng .Tác dụng một lực F không đổi làm vật dịch chuyển từ trạng thái nghỉ được một quãng đường s và đạt tốc độ v. Nếu tăng lực tác dụng lên n lần thì với cùng đoạn đường s, tốc độ của vật đã tăng
-
A. √2 lần
- B. n2 lần
- C. n lần
- D. 2n lần
Câu 25: Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép AB. Khối lượng tổng cộng của mắc và áo là 3kg (Hình 13.13). Biết AB = 4m, CD = 10cm. Tính lực kéo mỗi nửa sợi dây
- A. F1 = F2 = 300,00N.
-
B. F1 = F2 = 300,37N.
- C. F1 = F2 = 150,37N.
- D. F1 = F2 = 400,37N.