NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đoán, đo lường và chữa bệnh.
- A. Máy siêu âm.
- B. Máy chụp X- quang.
- C. Máy đo huyết áp.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 2: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
- A. vật dừng lại ngay.
-
B. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
- C. vật đổi hướng chuyển động.
- D. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?
-
A. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
- B. Vật chuyển động thẳng.
- C. Vật chuyển động theo một chiều.
- D. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây sai với chuyển động thẳng nhanh dần đều?
- A. Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp luôn là hằng số.
-
B. Vận tốc của vật luôn dương.
- C. Quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian.
- D. Vận tốc biến đổi theo hàm số bậc nhất của thời gian.
Câu 5: Vận tốc trung bình là đại lượng được đo bởi:
- A. Thương số của quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường.
-
B. Thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
- C. Tích của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
- D. Tích của quãng đường đi được và thời gian dịch chuyển.
Câu 6: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?
- A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
-
B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
- C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
- D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Câu 7: Theo định luật 1 Newton thì
- A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
-
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
- C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
- D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 8: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?
- A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
-
B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
- C. Trái Đất.
- D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
Câu 9: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
-
C. Vật chuyển động thẳng đều.
- D. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 10: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?
- A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
- B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
- C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
-
D. Chuyển động tròn đều.
Câu 11: Nếu từ cùng một độ cao đồng thời ném các vật khác nhau với vận tốc khác nhau thì vật nào có vận tốc ném lớn hơn sẽ có tầm bay xa
-
A. lớn hơn.
- B. nhỏ hơn.
- C. bằng nhau.
- D. còn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
Câu 12: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào
- A. Vận tốc ném.
-
B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
- C. Khối lượng của vật.
- D. Thời điểm ném.
Câu 13: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
-
A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
- B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
- C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
- D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
Câu 14: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?
- A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
- B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
- C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
-
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 15: Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì
- A. trọng lực cân bằng với phản lực.
- B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.
-
C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau.
- D. trọng lực cân bằng với lực kéo.
Câu 16: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.
- A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
- B. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
-
C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
- D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 17: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
-
A. $x=\bar{x}\pm \Delta x$
- B. $x=\frac{x_{1}+x_{2}+...+x_{3}}{n}$
- C. $x=\Delta x.\bar{x}$
- D. $x=\frac{\Delta x}{x} $
Câu 18: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
- A. Một chiếc khăn voan nhẹ.
- B. Một sợi chỉ.
- C. Một chiếc lá cây rụng.
-
D. Một viên sỏi.
Câu 19: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực $\vec{F}_{1}$ và $\vec{F}_{2}$thì hợp lực $\vec{F}$ của chúng luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức
- A. $F=F_{1}-F_{2}$
- B. $F=F_{1}+F_{2}$
-
C. $|F_{1}-F_{2}|\leq F\leq F_{1}+F_{2}$
- D. $F^{2}=F^{2}_{1}-F^{2}_{2}$
Câu 20: Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực
- A. cân bằng.
- B. có cùng điểm đặt.
- C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
-
D. xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 21: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn?
- A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
- B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”.
- C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
-
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 22: Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì
- A. trọng lực cân bằng với phản lực.
- B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.
-
C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau.
- D. trọng lực cân bằng với lực kéo.
Câu 23: Bi A có khối lượng lớn gấp 4 lần bi B. Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, bi A được thả rơi còn bị B được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của không khí là không đáng kể thì
- A. bi A rơi chạm đất trước bi B.
- B. bi A rơi chạm đất sau bi B.
- C. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc bằng nhau.
-
D. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc khác nhau.
Câu 24: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng
-
A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
- B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
- C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
- D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.
Câu 25: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 3 N, F2 = 4 N. Cho biết độ lớn của hợp lực là 5 N. Hãy tìm góc giữa hai lực F1 và F2?
- A. 60$^{o}$.
- B. 50$^{o}$.
- C. 70$^{o}$.
-
D. 90$^{o}$.
Câu 26: Một người thả hòn đá từ trên cao cách mặt đất 10 m. Vận tốc của hòn đá trước khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 $m/s^{2}$.
- A. 196 m/s
-
B. 14 m/s
- C. 98 m/s
- D. 49 m/s
Câu 27: Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình dưới. Đặc điểm của đồ thị này.
- A. Vật chuyển động theo một chiều.
-
B. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
- C. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
- D. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
Câu 28: Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động về phía trước với tốc độ 5 m/s chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược lại với tốc độ 2 m/s, còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 1 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg?
- A. 10kg
- B. 12kg
-
C. 14kg
- D. 16kg
Câu 29: Một vận động viên môn hốc cây (khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ ban đầu 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 $m/s^{2}$. Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là
- A. 39 m.
- B. 45 m.
- C. 57 m.
-
D. 51 m.
Câu 30: Một người có thể bơi trong nước (khi nước không chảy thành dòng) với vận tốc 1,5 m/s. Người đó bơi trên một con sông, xuôi dòng từ điểm A đến điểm B sau đó bơi ngược lại từ B trở về. Biết tổng thời gian bơi là 2 phút và khoảng cách giữa A và B là 50 m. Vận tốc dòng chảy là
- A. 0,5 m/s
-
B. 1 m/s
- C. $\sqrt{2}$m/s
- D. 0,75 m/s
Câu 31: Một người đi chợ dùng lực kế để kiểm tra khối lượng của một gói hàng. Người đó treo gói hàng vào lực kế và đọc được số chỉ của lực kế là 20 N. Biết gia tốc rơi tự do tại vị trí này là g = 10 $m/s^{2}$. Khối lượng của túi hàng là
-
A. 2 kg.
- B. 20 kg.
- C. 30 kg.
- D. 10 kg.
Câu 32: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.
-
A. 529,2 N.
- B. 162 N.
- C. 108 N.
- D. 54 N.
Câu 33: Kết quả của phép đo là v=3,41±0,12(m/s). Sai số tỉ đối của phép đo là
- A. 3,51%
-
B. 3,52%
- C. 3,53%
- D. 3,54%
Câu 34: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là v0 = 30 m/s từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian rơi và tầm xa của vật.
- A. 2 s; 120 m.
-
B. 4 s; 120 m.
- C. 8 s; 240 m.
- D. 2,8 s; 84 m.
Câu 35: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là?
- A. 0,5 s.
- B. 4 s.
- C. 1,0 s.
-
D. 2 s.
Câu 36: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.
-
A. s = 13 km, d = 5 km.
- B. s = 13 km, d = 13 km.
- C. s = 13 km, d = 3 km.
- D. s = 13 km, d = 9 km.
Câu 37: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?
- A. P = 2 N.
-
B. P = 200 N.
- C. P = 2000 N.
- D. P = 20 N.
Câu 38: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
- A. 30 s.
-
B. 40 s.
- C. 50 s.
- D. 60 s.
Câu 39: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
- A. 30 s.
-
B. 40 s.
- C. 50 s.
- D. 60 s.
Câu 40: Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Vận tốc trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
- A. 58,82 m/s
-
B. 0,98 m/s
- C. 0,29 km/h
- D. 3,09 m/s