Câu 1: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?
-
A. bằng 500 N.
- B. nhỏ hơn 500 N.
- C. Lớn hơn 500 N.
- D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.
Câu 2: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
- A. tác dụng vào cùng một vật.
-
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
- C. không bằng nhau về độ lớn.
- D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 3: họn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.
- A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
- B. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
-
C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
- D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 4: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Lực kéo của đội A lớn hơn đội B.
- B. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
-
C. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
- D. Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.
Câu 5: Cặp “lực và phản lực” trong định luật 3 Newton
- A. không cùng bản chất.
-
B. cùng bản chất.
- C. tác dụng vào cùng một vật.
- D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 6: Cặp lực – phản lực không có tính chất nào sau đây?
- A. là cặp lực trực đối.
- B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
- C. xuất hiện thành từng cặp.
-
D. là cặp lực cân bằng.
Câu 7: Một người kéo xe hàng, lực tác dụng vào xe làm cho xe chuyển động về phía trước là
- A. Lực mà xe tác dụng vào tay người kéo
-
B. Lực mà tay người kéo tác dụng vào xe
- C. Lực mà xe tác dụng lên mặt đất
- D. Lực mà mặt đất tác dụng lên xe
Câu 8: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:
- A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
-
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
- C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
- D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 9: Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động về phía trước với tốc độ 5 m/s chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược lại với tốc độ 2 m/s, còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 1 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg?
- A. 10kg
- B. 12kg
-
C. 14kg
- D. 16kg
Câu 10: Trong một cơn giông, một cành cây bị gãy và bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Chọn nhận xét đúng.
- A. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây.
-
B. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính có độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào cành cây.
- C. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây.
- D. Cành cây không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Câu 11: Trong một cơn bão, một hòn đá bay trúng một của kính và làm vỡ kính. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
-
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
- C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
- D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Câu 12: Hai lực trực đối cân bằng là hai lực?
- A. Tác dụng vào cùng một vật
- B. Không bằng nhau về độ lớn
- C. Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá
-
D. Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
Câu 13: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
- A. Không đẩy gì cả.
- B. Đẩy xuống.
-
C. Đẩy lên.
- D. Đẩy sang bên.
Câu 14: Một vận động viên dùng tay đấm vào bao cát, bao cát chuyển động về phía trước, khi đó tay của vận động cảm thấy đau, tại sao?
-
A. Bao cát đã tác dụng lực lên tay của vận động viên
- B. Do bao cát cứng nên tay bị đau
- C. Khi tay đấm vào bao cát thì tay bị biến dạng nên đau
- D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực
- A. cân bằng.
- B. có cùng điểm đặt.
- C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
-
D. xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 16: Một quả bóng, khối lượng 500 g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược lại với tốc độ 15 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều bóng đập vào tường.
- A. 200 N.
- B. 500 N.
-
C. 875 N.
- D. 1000 N.
Câu 17: Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 600 g đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc đọ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là?
- A. 1 m/s.
- B. 3 m/s.
- C. 4 m/s.
-
D. 2 m/s.
Câu 18: Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động về phía trước là lực mà
- A. người tác dụng vào xe.
-
B. xe tác dụng vào người.
- C. người tác dụng vào mặt đất.
- D. mặt đất tác dụng vào người.
Câu 19: Biểu thức của định luật III Newton được viết cho hai vật tương tác A và B?
-
A. $\vec{F_{AB}}=-\vec{F_{BA}}$
- B. $\vec{F_{AB}}=\vec{F_{BA}}$
- C. $\vec{F_{AB}}=\vec{F_{BA}}$
- D. $\vec{F_{AB}}=-\vec{F_{BA}}$
Câu 20: Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
- A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
-
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
- C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực tấm kính tác dụng vào hòn đá.
- D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Câu 21: Vật có khối lượng m1 đang chuyển động với tốc độ 5,4 km/h đến va chạm vào vật có khối lượng m2 = 250 g đang đứng yên. Sau va chạm vật dội lại với tốc độ 0,5 m/s còn vật m2 chuyển động với tốc độ 0,8 m/s. Biết hai vật chuyển động cùng phương. Khối lượng m1 bằng
- A. 350 g.
- B. 200 g.
-
C. 100 g.
- D. 150 g.