Câu 1: Năm sinh – năm mất của Nguyễn Du là:
- A. Sinh năm 1765 – mất năm 1822
- B. Sinh năm 1764 – mất năm 1820
-
C. Sinh năm 1765 – mất năm 1820
- D. Sinh năm 1765 – mất năm 1821
Câu 2: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là:
-
A. Gắn chặt tình đời và tình người
- C. Tình yêu cuộc sống
- B. Tình yêu con người
- D. Đề cao cảm xúc
Câu 3: Nguyễn Du thi đỗ Tam trường (tú tài) vào năm nào?
- A. 1781
-
B. 1783
- C. 1785
- D. 1789
Câu 4: Thời thơ ấu và niên thiếu Nguyễn Du sống tại đâu?
- A. Hà Tây
- B. Nghệ An
- C. Hải Dương
-
D. Thăng Long
Câu 5: Con đường làm quan của Nguyễn Du có nhiều thuận lợi ở triều đại nào?
- A. Nhà Trần
- B. Nhà Tây Sơn
- C. Nhà Lê – Trịnh
-
D. Nhà Nguyễn
Câu 6: Tên nào sau đây là tên chữ của Nguyễn Du:
- A. Thanh Hiên
-
B. Tố Như
- C. Bạch Vân
- D. Ức Trai
Câu 7: Cha Nguyễn Du đã từng làm tể tướng ở triều đại nào?
- A. Nhà Trần
- B. Nhà Tây Sơn
-
C. Nhà Lê – Trịnh
- D. Nhà Nguyễn
Câu 8: Cuộc đời gió bụi hơn 10 năm trời của Nguyễn Du bắt đầu từ năm nào?
- A. 1781
- B. 1783
- C. 1785
-
D. 1789
Câu 9: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du?
-
A. Ức trai thi tập.
- B. Nam Trung tạp ngâm.
- C. Thanh Hiên thi tập.
- D. Truyện Kiều.
Câu 10: Câu thơ sau thuộc tác phẩm nào dưới đây?
“Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”
-
A. Đoạn trường tân thanh
- C. Bắc hành tạp lục
- B. Văn chiêu hồn
- D. Thăng long thành giả ca
Câu 11: Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du được đánh giá như thế nào?
- A. Ông hoàng của thơ Nôm
-
B. Nhà thơ nhân đạo
- C. Nhà văn chính luận kiệt xuất
- D. Nhà thơ trữ tình chính trị
Câu 12: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều ?
- A. Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc.
- B. Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ.
-
C. Gặp gỡ đính ước - Gia biến lưu lạc - Đoàn tụ.
- D. Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước.
Câu 13: Những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du trong các sáng tác bằng chữ Hán là gì?
- A. Ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán cái xấu
- B. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người.
- C. Cảm thông với những số phận nhỏ bé, bị chà đạp
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 14: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông ?
- A. Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.
-
B. Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.
- C. Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.
- D. Cùng đau khổ trong chuyện tình cảm
Câu 15: Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?
- A. Từ trong dân gian.
-
B. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc.
- C. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.
- D. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.
Câu 16: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa :
-
A. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- C. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- D. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
Câu 17: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là :
- A. Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch con người.
- B. Là lời tố cáo những thế lực xấu xa, sống vì đồng tiền và trở thành bất nhân.
- C. Đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 18: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là :
- A. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.
- B. Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
- C. Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.
-
D. Cả A và B.
- E. Cả B cà C